Australia điều 'sát thủ săn ngầm' P-3C Orion tuần tra Biển Đông

Australia ngày 15/12 cho biết, máy bay do thám săn ngầm P-3 Orion thực hiện tuần tra tự do hàng hải định kỳ ở Biển Đông, nhằm duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.
Australia điều 'sát thủ săn ngầm' P-3C Orion tuần tra Biển Đông

Theo BBC, trong một chuyến bay dân sự gần đây, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes đã tình cờ phát hiện sóng radio cho thấy, phi công Australia đang gọi hải quân Trung Quốc.

"Hải quân Trung Quốc, hải quân Trung Quốc, chúng tôi là một máy bay Australia đang thực hiện quyền tự do đi lại quốc tế trong không phận quốc tế theo công ước hàng không dân dụng quốc tế và công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển, hết", phóng viên BBC bắt được sóng radio trên khi đang ngồi trong máy bay dân sự Philippines.

Australia điều 'sát thủ săn ngầm' P-3C Orion tuần tra Biển Đông ảnh 1

Australia nói rằng máy bay do thám P-3C Orion thực hiện sứ mệnh tuần tra định kỳ ở Biển Đông.

Máy bay chở phóng viên Wingfield-Hayes khi đó đang bay gần Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì ghi âm được giọng nói của một phi công Australia gọi hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không đáp lại lời thông báo của phi công Australia.

Sam Bateman, cựu sĩ quan hải quân Australia, giảng dạy ở đại học Wollongong, cho rằng đó là một cuộc gọi tiêu chuẩn. "Đó là loại tín hiệu cần thiết khi đến gần một tàu chiến nước ngoài. Đây đơn thuần là biện pháp an toàn để cho con tàu biết máy bay thuộc về nước nào và đang làm gì".

Cơ quan quốc phòng Australia sau đó đã xác nhận thông tin này. Chuyến bay nằm trong lịch trình tuần tra hàng hải định kỳ trên Biển Đông từ 25/11 đến 4/12. Quân đội Australia đang thực hiện nhiều chuyến tuần tra như vậy trong khu vực.

Động thái này được là tín hiệu gửi tới Bắc Kinh rằng, Australia không chấp nhận các yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc, được tạo ra bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo trái hép ở Biển Đông.

Sĩ quan hải quân về hưu đang làm cố vấn cho chính phủ Australia, James Goldrick cho rằng chuyến bay tuần tra Biển Đồng có thể được hiểu như lời thách thức với Trung Quốc.

"Tín hiệu này thể hiện, chúng ta sẽ tiếp tục các hoạt động trên biển thường xuyên", Goldrick nói, nhấn mạnh các hoạt động này đều tuân thủ luật pháp quốc tế.

Peter Jennings, giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Australia nói rằng lẽ ra Canberra nên công bố thông tin này từ trước chứ không phải đến đi khi BBC đưa tin.

Đăng Nguyễn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.