Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù nguồn cung dồi dào

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu dùng cao ở Australia, khiến chính phủ mới phải đối mặt với tình trạng bất ổn về năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Năng lượng liên bang Australia Chris Bowen đang đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm về những thách thức năng lượng hiện tại mà nước này đang phải đối mặt. Ông Bowen tuyên bố rằng chính phủ liên minh tiền nhiệm đã để lại một “đống lửa”, khiến nước này “thiếu chuẩn bị cho những thách thức đang phải đối mặt hiện nay”. Đáp lại, chính phủ tiền nhiệm đang đổ lỗi cho đảng Lao động đương nhiệm thiếu kinh nghiệm để gây ra cuộc khủng hoảng.

Giá năng lượng đã tăng trên toàn cầu kể từ năm 2021. Sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch chưa được đáp ứng, mặc dù các quốc gia sản xuất dầu cố gắng tăng sản lượng dầu thô của họ sau hai năm gián đoạn, khiến giá năng lượng tăng. Gần đây hơn, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Moskva, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiều hơn và khiến giá dầu tăng vọt.

Tuy Australia có trữ lượng than lớn, nhưng triển vọng ngành này đang bắt đầu có vẻ kém thuận lợi hơn khi Canberra phải đối phó với áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh của quốc tế. Hiện Australia vẫn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện. Nước này cũng tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang một số quốc gia trên khắp châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, vì họ không có dấu hiệu giảm sự phụ thuộc vào than đá.

Nhưng nhiều nhà máy than lớn của Australia lại đang xuống cấp do thiếu vốn đầu tư liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai của nguồn năng lượng này. Ngoài ra, Canberra cũng đã công bố kế hoạch chuyển nhiều hoạt động khai thác than sang năng lượng tái tạo. Cảng than lớn nhất thế giới, Cảng Newcastle, hiện dự kiến ​​sẽ chiếm một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài than vào năm 2030, trong khi ở Queensland, Australia có kế hoạch chuyển đổi một bến cảng xuất khẩu thành một cơ sở sản xuất hydro tái tạo trong vòng vài năm tới.

Sự kết hợp của những thách thức - gia tăng toàn cầu về chi phí năng lượng, xung đột Nga-Ukraine, việc ngừng hoạt động than đá và thời tiết mùa Đông lạnh hơn đến sớm hơn - đã đồng loạt "tấn công" Australia, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn. Nhưng có lẽ điều này có vẻ hơi ngạc nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu.

Dự trữ than của Australia được coi là một trong những nước lớn nhất thế giới, với khoảng 90 tỷ tấn than đen và 85 tỷ tấn than nâu được ghi nhận trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu khoảng 90% sản lượng than đen, 74% lượng khí đốt tự nhiên và 78% lượng dầu thô của họ.

Tuy nhiên, trong tháng trước, Australia đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ở trong nước, buộc nước này phải tìm nguồn cung cấp năng lượng ở nơi khác. Tình trạng thiếu hụt này diễn ra sau nhiều tháng xuất khẩu khí đốt gia tăng sang các nước đang tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Nhưng do thời tiết lạnh giá đến sớm hơn dự báo, nhiều bang tại Australia bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Những thách thức khác đã xảy ra trong lĩnh vực than, như lũ lụt hồi đầu năm ở New South Wales (NSW) và Queensland, cũng như các vấn đề kỹ thuật, đã dẫn đến giảm sản lượng khai thác than. Điều này khiến Bộ trưởng Bowen yêu cầu bang NSW hạn chế sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm buổi tối để ngăn chặn tình trạng mất điện vào tuần trước.

Nhà điều hành thị trường năng lượng Australia (Aemo) cũng phải đối mặt với một quyết định khó khăn vào tuần trước khi buộc phải đình chỉ thị trường bán buôn lần đầu tiên sau một thập kỷ rưỡi, do các máy phát điện không thể hoạt động trở lại.

Trong khi đó, người đứng đầu ngành năng lượng của NSL, Matt Kean, thậm chí đã được Thống đốc NSW trao quyền hạn đặc biệt về việc lập kế hoạch dự phòng trong đó sẵn sàng coi cung cấp than như một dịch vụ thiết yếu. Kế hoạch dự phòng cũng sẽ cho phép ông Kean ra lệnh luân chuyển than giữa các nhà máy nếu có sự thiếu hụt, cũng như quản lý việc sử dụng tài nguyên.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.