Ba điểm yếu chiến lược của Trung Quốc giúp Mỹ giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh

0:00 / 0:00
0:00
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt, Washington và đồng minh có thể tận dụng 3 điểm yếu lớn của Bắc Kinh để ngăn nước này mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu.
Các tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2018.
Các tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận năm 2018.

3 điểm yếu chiến lược của Trung Quốc

Theo Trung tâm đánh giá chiến lược và Ngân sách của Mỹ, do cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc mang tính toàn diện và ngày càng nóng hơn, Washington cùng các đồng minh và đối tác nước ngoài nên tăng cường triển khai lực lượng và xây dựng các căn cứ ở nước ngoài, để gây sức ép đối với quân đội Trung Quốc.

Trong báo cáo mới nhất có tiêu đề: “Nắm bắt điểm yếu: Chiến lược liên minh để cạnh tranh với quân đội toàn cầu hóa của Trung Quốc”, các tác giả cho biết, với tốc độ phát triển và hiện đại hóa nhanh chóng, quân đội Trung Quốc sẽ nhanh chóng vươn ra khỏi Tây Thái Bình Dương để gia tăng ảnh hưởng tại các khu vực xa xôi. Điều này có thể tạo ra những thách thức và mối đe dọa với Mỹ trên nhiều mặt trận, trong cả thời bình lẫn thời chiến.

Đồng tác giả của báo cáo Toshi Yoshihara và Jack Bianchi đã xác định những điểm yếu chiến lược khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương khi đối mặt với sức ép từ bên ngoài, đồng thời cho rằng Washington và các đồng minh thân cận nên tận dụng những điểm yếu này để đạt được các mục tiêu và ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng.

Điểm yếu dễ thấy nhất là vị trí địa lý. Trung Quốc được bao quanh bởi các cường quốc lớn và quốc gia tầm trung trên biển và trên đất liền. Trên đất liền, Trung Quốc tiếp giáp với Ấn Độ ở phía Nam và giáp với Nga ở phía Bắc. Trên biển, Trung Quốc bị bao quanh bởi các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thứ hai, do phải tập trung ứng phó với các cuộc khủng hoảng phức tạp ngay sát sườn nên quân đội Trung Quốc khó có thể dốc toàn lực để thực hiện tham vọng toàn cầu của nước này.

Điểm yếu thứ 3 là Trung Quốc đang gặp phải vấn đề về hậu cần trong việc thu hẹp khoảng cách của mạng lưới cơ sở hạ tầng ở nước ngoài để phục vụ cho các nhu cầu chính trị, ngoại giao, luật pháp và kinh tế, nhằm chứng tỏ bản thân là một cường quốc quân sự uy tín.

Các chuyên gia Toshi Yoshihara và Jack Bianchi lập luận rằng, ngoài việc thúc đẩy các chiến lược trên bộ và trên biển, Bắc Kinh còn phải giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với các nước láng giềng, chẳng hạn như tranh chấp biên giới với Ấn Độ trên dãy Himalaya, tranh chấp quần đảo Senkaka/Điếu Ngư với Nhật Bản, đối đầu với nhiều nước Đông Nam Á tại Biển Đông. Những vấn đề này đã tiêu hao đáng kể các nguồn lực của Trung Quốc, khiến họ gặp khó khăn trong thực hiện các “kế hoạch toàn cầu”.

Đã đến lúc Mỹ và đồng minh phải hành động

“Mỹ cùng các đồng minh nên theo đuổi chiến lược buộc Bắc Kinh phải phân tán nguồn lực tại các vùng biển gần, vùng biển xa, thậm chí ra khỏi phạm vi lục địa”, báo cáo nhận định.

Các chiến lược này có thể bao gồm thúc đẩy hợp tác an ninh với các đối tác cùng chí hướng, hỗ trợ những nước nằm trong vành đai của “chuỗi đảo thứ nhất” (chạy dài từ Okinawa đến Đài Loan và Philippines) tăng cường năng lực chống tiếp cận, chống phong tỏa (A2/AD), buộc Trung Quốc phải đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động ở vùng biển gần. Bên cạnh đó, Mỹ cũng có thể phát triển các khả năng mới để duy trì các khí tài sát thương tại những vùng biển tranh chấp xung quanh lãnh hải của Trung Quốc.

Năng lực của quân đội Trung Quốc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây song vẫn chưa bắt kịp nhu cầu bảo vệ các lợi ích của nước này trên toàn cầu. Để phát huy sức mạnh, Trung Quốc cần phải có sự hậu thuẫn của các lực lượng và các căn cứ ở nước ngoài. Đây là điểm yếu chính của Trung Quốc nhưng lại là lợi thế lớn của Mỹ.

Các chuyên gia cho rằng, Mỹ cần phải ngăn Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài bằng cách “tiến hành một cuộc phản công phối hợp về ngoại giao và thông tin” đối với những quốc gia mà Trung Quốc đang nhắm đến, đặc biệt hướng sự chú ý vào chiến lược của Bắc Kinh khiến những nước này phải phụ thuộc vào họ.

Việc đánh vào tâm lý lo ngại của các nước chủ nhà sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạch định chính sách của Bắc Kinh và làm giảm uy tín của quân đội Trung Quốc.

“Mỹ và các đồng minh nên chứng tỏ năng lực của họ trong việc ngăn chặn các hạm đội viễn chinh, đơn vị tiên phong và các tuyến đường liên lạc trên biển (SLOC) của Trung Quốc, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp vận cho các lực lượng Trung Quốc ở nước ngoài mà còn góp phần phát triển kinh tế ”, báo cáo nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, thay vì “chờ đợi hoặc mong Bắc Kinh thất bại”, Washington nên chủ động thực hiện các sáng kiến và hành động.

"Mỹ và các đồng minh phải hành động ngay lập tức nhằm tận dụng điểm yếu của Trung Quốc trong lúc chúng dễ bị thao túng và khai thác”, báo cáo lưu ý. Bên cạnh đó, “các đồng minh của Mỹ nên đưa ra cảnh báo rõ ràng, rằng họ sẽ thực hiện phản ứng chung để đáp trả các hành vi gây hấn của Trung Quốc”.

Theo báo cáo, về lâu dài, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy giảm nhân khẩu học, ô nhiễm môi trường và các khoản nợ mà có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nội bộ.

Tuy nhiên, nhà phân tích quân sự Zhou Chenming tại Bắc Kinh cho rằng: “Những chiến lược nói trên có thể là ý tưởng tốt nhất để khiến Trung Quốc gặp rắc rối. Nhưng tôi nghĩ ảnh hưởng sẽ hạn chế vì có một số đánh giá sai lầm ở đây”.

Ông Zhou Chenming nói thêm rằng tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu của Trung Quốc trong tương lai gần vẫn là tập trung phát triển lợi ích kinh tế và thương mại thay vì sức mạnh quân sự. Hơn nữa, chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa công bố chính sách rõ ràng về Trung Quốc, vì vậy Bắc Kinh sẽ chờ xem họ sẽ lựa chọn đề xuất của tổ chức tư vấn nào./.

Theo VOV
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.