Thủ tướng Anh đã dành vài ngày qua để nói chuyện với các nhà lập pháp từ tất cả các bên để cố gắng phá vỡ Thế bế tắc về việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu - ngoại trừ lãnh đạo đảng Lao Động, ông Jeremy Corbyn.
Cho đến nay, các cuộc đàm phán này chỉ dẫn đến một ít thay đổi đối với kế hoạch Brexit của bà May. Nhưng, như đã hứa sẽ công bố Kế hoạch B, Thủ tướng Anh khẳng định một số tiến bộ đã được thực hiện.
Thủ tướng May đã tuyên bố rằng khoản phí đăng ký gây tranh cãi đối với các công dân EU sống ở Anh và muốn ở lại sau Brexit sẽ được miễn trừ.
Thủ tướng May cho biết bà sẽ trở lại Brussels để cố gắng đàm phán lại vấn đề biên giới Bắc Ireland - điều khoản mà phe ủng hộ Brexit muốn rút khỏi bản thỏa thuận với EU. Nhưng về hai yêu cầu lớn nhất mà các nhà lập pháp chỉ trích bản thỏa thuận Brexit: loại bỏ kịch bản Brexit không có thỏa thuận, khiến nhiều người lo sợ về sự sụp đổ của nền kinh tế Anh và dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai. Tuy nhiên bà May cho biết chính phủ Anh sẽ không chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào.
Các nhà lập pháp ủng hộ những yêu cầu này hiện giờ sẽ làm mọi thứ có thể để cố gắng lấy phiếu bầu các thành viên trong Hạ viện về các đề xuất này.
Thủ tướng May nhấn mạnh bà tin rằng "chúng ta có thể đạt được tiến bộ về bản chất của thỏa thuận".
Kế hoạch cũ đi kèm các điều khoản đảm bảo
Tuy nhiên, chỉ còn 67 ngày nữa trước khi nước Anh chính thức rời khỏi EU, nội các của bà May không còn nhiều thời gian trước khi đồng hồ đổ chuông sang ngày 29/3.
Điều quan trọng, những gì bà May nói với các nghị sĩ trong tuyên bố của mình hầu như không tương đương với một bản Kế hoạch B, một kế hoạch Brexit được tái định hình để có thể quay trở lại Brussels đàm phán lại. Một cách hiệu quả, chúng là sự phục hồi Kế hoạch A của bà May với một số cam đoan rằng vấn đề biên giới Bắc Ireland, đến một lúc nào đó, sẽ được giải quyết.
Đối với Nghị viện Anh, tuyên bố của bà May chỉ như một giải pháp tình thế nhằm tránh thay đổi toàn bộ kế hoạch.
Trong khi đó, vẫn còn nhiều cuộc đàm phán chuyên sâu hơn giữa Thủ tướng May và các bộ trưởng cùng với các nhà lập pháp nước Anh trong những ngày tới.
Thứ Ba tới, vào ngày 29/1, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu về một loạt các sửa đổi để cho biết kế hoạch Brexit nào họ muốn. Nhưng nó sẽ không "có ý nghĩa" so với quy mô của cuộc bỏ phiếu tuần trước - điều khó xảy ra cho đến tháng 2 - nhưng vẫn là cơ hội cho các kế hoạch thay thế được những nhà lập pháp bỏ phiếu.
Kịch bản Brexit "cứng" sẽ xảy ra
Bất kỳ điều gì được thay đổi hoặc đồng ý bởi Quốc hội Anh, Thủ tướng Anh sẽ vẫn cần phải quay lại Brussels để phê duyệt lại bản kế hoạch.
Tuy nhiên nếu cả phía Brussels và Vương quốc Anh đều không đồng thuận với bản kế hoạch mới, quốc gia này đã phải rời khỏi EU mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.
Kịch bản không có thỏa thuận này, theo nhà lập pháp hàng đầu đảng Bảo thủ Jacob Rees-Mogg, rất có khả năng xảy ra.
Bà May cũng cảnh báo rằng việc cho phép một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai sẽ có nguy cơ gây tổn hại đến "sự gắn kết xã hội" ở nước Anh.
Tuy nhiên, bên cạnh việc miễn lệ phí cho công dân EU, rất ít thay đổi trong chiến lược Brexit của bà May và có thể bản kế hoạch của bà May sẽ vẫn chỉ là "bình mới rượu cũ".