Ban nhạc rock nữ Indonesia "chinh phục" sân khấu thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với khăn trùm đầu Hijab và nhạc rock metal, ba cô gái của ban nhạc Voice of Baceprot đến từ Indonesia đang trong chuyến lưu diễn tới Pháp, Mỹ và Anh.
Ban nhạc rock nữ Indonesia "chinh phục" sân khấu thế giới

Vào thứ Sáu tuần này, bộ ba này sẽ là những nghệ sĩ Indonesia đầu tiên biểu diễn tại Lễ hội Glastonbury, một trong những lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới, nơi họ sẽ cùng đứng chung sân khấu với những tên tuổi như Coldplay và Shania Twain.

Glastonbury cũng là sân khấu lớn nhất từ ​​trước đến nay dành cho các cô gái trẻ đến từ ngôi làng Garut ở tỉnh Tây Java của Indonesia.

Với những giai điệu guitar nhịp trống mạnh mẽ, Voice of Baceprot đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí New Musical Express của Anh và nhận được nhiều lời khen ngợi từ tay guitar Tom Morello của ban nhạc Rage Against the Machine.

Ngoài âm nhạc, cả ba thành viên còn đặt ra mục tiêu thách thức định kiến ​​cho rằng phụ nữ Hồi giáo đoan trang và yếu đuối, hay người Hồi giáo là những người hiếu chiến.

Voice of Baceprot (tạm dịch là "Giọng nói của Tiếng ồn") bao gồm ba thành viên: tay bass Widi Rahmawati, 23 tuổi; ca sĩ kiêm tay guitar Firda Marsya Kurnia, 24 tuổi; tay trống Euis Siti Aisyah, 24 tuổi.

Widi, Marsya và Euis gặp nhau tại một trường học, nơi họ thành lập ban nhạc vào năm 2014. Bộ ba đều đam mê nhạc pop và nhạc Hồi giáo của Indonesia khi còn nhỏ.

Indonesia là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, với người theo Hồi giáo chiếm 90% trong tổng số 270 triệu dân. Quốc đảo này theo chế độ thế tục và đại đa số thực hành hình thức Hồi giáo ôn hòa, mặc dù vẫn còn những quan niệm bảo thủ.

Ban nhạc rock nữ Indonesia "chinh phục" sân khấu thế giới ảnh 1

Ba thành viên của ban nhạc Voice of Baceprot.

Tình yêu của bộ ba dành cho rock metal xuất hiện sau khi họ nghe album "Toxicity" của ban nhạc Mỹ System of a Down.

"Nhạc rock khiến chúng tôi tràn ngập adrenaline, vì vậy chúng tôi bắt đầu chơi nhạc của riêng mình", Marsya nói.

Bước chân vào nhạc rock, cả ba đã phải đương đầu với thách thức lớn nhất, đó là sự kỳ thị, cả ở trong cũng như ngoài nước.

“Ở quê chúng tôi, nhạc rock metal bị coi là ma quỷ, không phù hợp với phụ nữ, chứ đừng nói đến phụ nữ đội khăn trùm đầu”, Widi cho biết.

Marsya cho biết gia đình cô thậm chí muốn làm lễ trừ tà với hy vọng giúp cô thoát khỏi sự ám ảnh với nhạc rock.

Sau Glastonbury, Marsya cho biết cả ba sẽ bắt tay vào sản xuất một album mới và thu âm ca khúc "Mighty Island", vốn đề cập tới những bất cập trong xã hội Indonesia.

Bình luận
Toàn cảnh Hội thảo - Tập huấn.
Gỡ rào cản kỳ thị với phụ nữ sống chung với HIV
(Ngày Nay) - Ngày 10/4, tại tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra Hội thảo - Tập huấn nhằm tìm kiếm các giải pháp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với phụ nữ sống chung với HIV và phụ nữ bị bạo lực giới - hai nhóm đối tượng đang gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và hỗ trợ thiết yếu.
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
Ukraine nêu rõ "lằn ranh đỏ" trong đàm phán chấm dứt xung đột
(Ngày Nay) - Một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.