Ngày 5/12, Tạp chí National Interest (NI) của Mỹ đã đăng tải bài viết của tác giả Ted Galen Carpenter – chuyên gia chính trị cao cấp của Viện Cato nói rằng, NATO có đầy đủ cơ sở xem xét việc khai trừ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi liên minh vì thái độ “hung hăng” và “giả dối” của Ankara.
Theo chuyên gia Carpenter, cuộc tấn công thần tốc vào máy bay ném bom Su-24 chỉ là một trong những sự vụ mà từ lâu đã khiến các quốc gia thành viên NATO quan ngại. Chỉ trong năm 2014, các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận Hy Lạp hơn 2.000 lần.
Chính quyền Hy Lạp nhiều lần tuyên bố buộc phải chi một khoản ngân sách quốc phòng đáng kể cho việc đánh chặn các máy bay của các quốc gia khác vi phạm không phận nước này. Tuy nhiên, Athens chưa bao giờ làm điều đó.
Ông Carpenter cho rằng, sự việc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga thật là điều đáng báo động. May mắn thay, Chính phủ Nga hiện nay chỉ ra quyết định trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh Ria Novosti
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã đưa ra cảnh báo rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ lặp lại kịch bản như đã từng xảy ra với Su-24 của Nga tại Syria thì nhất định nước này sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự thật, sự vô trách nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ phải trả giá đắt.
Hiện nay, vấn đề sử dụng điều 5 của Hiến chương NATO mà quy định khả năng phòng thủ tập thể của các nước trong khối đã chuyển từ lý thuyết sang thực hành.
Ngoài ra, hiện nay Nga đang bị phương Tây chỉ trích bởi các hoạt động trong quan hệ với Ukraine và Gruzia. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, vào năm 1974 Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ xâm lược Síp mà còn chiếm đóng 37% lãnh thổ đảo này và trục xuất những người Síp gốc Hy lạp ra khỏi lãnh thổ chiếm đóng.
“Các nước phương Tây đã lên án Putin trước những hành động của Nga tại Ukraine và Gruzia tuy nhiên chính quốc gia thành viên NATO (ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ) cũng lún sâu vào những hành động tương tự” – ông Carpenter nói.
Chuyên gia Carpenter kết luận, điểm cuối cùng khiến giới lãnh đạo NATO cần phải tước quyền thành viên là chính sách hai mặt của Thổ Nhĩ Kỳ khi Ankara dính líu đến tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS).
Ông Carpenter phân tích, cùng với Saudi Arabia và Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào ủng hộ nhóm nhóm người Sunni gia nhập IS và chính nhờ sự hỗ trợ này nên một số lượng lớn vũ khí đã được tuồn vào tay các chiến binh IS.
Thậm chí khi biết rõ ràng rằng, IS tàn bạo như “quái vật Frankenstein” với những mưu đồ cá nhân, Ankara cũng không có thiện chí chống lại nhóm khủng bố này mà chỉ chú trọng vào việc làm thế nào để lực lượng người Kurd yếu đi.
Điều gì tồi tệ hơn nếu Thổ Nhĩ Kỳ cho phép IS chuyển dầu qua biên giới Syria để bán cho thị trường thế giới để thu lợi nhuận.
Nguyến Hoàng