“Bẫy” lãi suất ưu đãi ở ngân hàng

(Ngày Nay) -Các ngân hàng thương mại thường dùng chiêu mời khách vay với lãi suất ưu đãi, nhưng ẩn sau đó là một cái 'bẫy' tinh vi giăng sẵn.
 
“Bẫy” lãi suất ưu đãi ở ngân hàng

Khế ước một đường, lãi suất một nẻo

 Đầu năm 2016, chị Mai, ngụ Q.7, TP. HCM vay tại một ngân hàng (NH) số tiền 140 triệu đồng trong 3 năm với mục đích mua sắm vật dụng gia đình, lãi suất 9%/năm. Nhân viên tín dụng hầu như chỉ nói sơ bộ về mức lãi suất vay, nợ quá hạn sẽ chịu 150% lãi suất và phí phạt 2% nếu trả nợ trước hạn. Nghe mức lãi suất hợp lý, chị Mai hài lòng ký vào hợp đồng. Trả nợ đến tháng thứ 7, chị thấy NH báo số tiền trả nhích lên thêm 300.000 đồng so với khoản trả cũ. Thấy lạ, chị gọi hỏi NH mới cho hay lãi suất đã leo lên 11,5%, còn mức 9% chỉ trong 6 tháng đầu, từ tháng kế tiếp sẽ không còn ưu đãi.

 Từ đó chị không yên tâm khi NH cứ báo điều chỉnh lãi suất 3 tháng một lần. Từ mức 11,5% lên 12,5%. “Lần nào tôi cũng phản ứng mạnh mới cầm giữ lãi suất ở mức 11,5%/năm”, chị bực bội nói. Nhưng chưa hết, vì thấy không yên tâm, chị Mai đọc kỹ lại khế ước nhận nợ và té ngửa khi phát hiện “bẫy” lãi suất đã được giăng sẵn trong đó. Theo đó, công thức tính là lãi suất kỳ hạn 13 tháng lãi cuối kỳ + biên độ 3,9% + 0,144%.

 Khi tìm hiểu bảng lãi suất tiền gửi hiện hành của NH, chị Mai “hoa mắt” khi thấy có đến 3 - 4 mức lãi suất kỳ hạn 13 tháng. Theo đó, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống quy định, tiền gửi kỳ hạn 13 tháng dưới 100 tỷ đồng được hưởng lãi cuối kỳ 6,5%; từ 100 tỷ đồng trở lên hưởng lãi 7,4%/năm.

 Trong khi đó, sản phẩm tiết kiệm Lộc Bảo Toàn, gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, quyền lợi 1 có lãi cuối kỳ là 6,2%, quyền lợi 2 có lãi suất 5,9% lãi cuối kỳ. “Trong khế ước nhận nợ không ghi rõ mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng là mức nào, lấy sản phẩm nào làm chuẩn. Rốt cuộc NH có thể lấy mức lãi suất có lợi nhất cho họ mà khách hàng không hay biết. Bởi nếu tính theo mức lãi suất 5,9%, thì lãi suất tín dụng tối đa của tôi là 9,94%/năm, còn nếu tính theo lãi suất 7,4%, thì lãi suất có thể lên đến 13,44%/năm.

 Điều này cho thấy NH lập lờ trong chuyện tính lãi suất. Cho dù khách hàng có đọc kỹ hợp đồng đến đâu cũng không thể ngờ sự lắt léo này”, chị lắc đầu nói. Bức xúc, chị đi hỏi nhân viên NH tại sao không tư vấn cho chị rõ ràng, thì nhân viên này ấm ớ và không giải thích được.

 Điểm “mù” trong hợp đồng tín dụng

 Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM thừa nhận: “NH khôn lắm” khi nói về các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hiện nay. Chính vì vậy mà tài chính - NH là một trong 3 lĩnh vực thường xuyên nằm trong nhóm bị người tiêu dùng khiếu nại, phản ánh nhiều nhất, sau bảo hiểm và điện thoại, viễn thông. Bà phân tích, lúc đi vay là thời điểm nhiều người cần tiền nên không chú ý nhiều đến hợp đồng cấp tín dụng hay khế ước nhận nợ, mà phần lớn chú ý vào mức lãi suất và khoản nợ sẽ trả bao nhiêu trong một tháng. “Có người tìm đến khiếu nại nhưng cũng không làm gì được. Vì khách hàng không đọc kỹ hợp đồng đã hạ bút ký rồi”, bà nói.

 Cũng theo bà, vì hợp đồng tín dụng được soạn thảo kín kẽ nên dù đọc kỹ, khách hàng cũng khó phát hiện những điểm “mù” trong đó. “Cho dù gấp gáp đến đâu, nhân viên tín dụng có thúc giục đến đâu, vì quyền lợi của mình, người tiêu dùng phải “nâng lên hạ xuống” hợp đồng vài lần, đọc không sót một chữ, chỗ nào không hiểu phải đòi NH giải thích cho rạch ròi, cho đến khi nào hiểu mới thôi”, bà khuyến cáo. Đặc biệt, ở những điều quy định chung chung như lãi suất, phí phạt trả nợ trước hạn... thì yêu cầu phải giải thích cụ thể, buộc nhân viên tín dụng làm phép tính rõ ràng để ra được con số cuối cùng.

 Cao hơn, người tiêu dùng cần dùng quyền thương lượng với NH để cụ thể các điều khoản phù hợp với mình hơn, tránh rủi ro về sau này. Bà cho hay, hợp đồng tín dụng là loại hợp đồng rất phức tạp, nên Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NH phải đăng ký hợp đồng mẫu. “Hãy hỏi thẳng NH hợp đồng này đã được đăng ký mẫu chưa, một trong những dấu hiệu để họ biết chúng ta đang giám sát lại họ để mà tư vấn kỹ càng hơn”, bà nói.

Theo Báo Thanh Niên

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.