Bệnh tay chân miệng vào mùa ở Sài Gòn, nhiều bé bị biến chứng

(Ngày Nay) - Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện mỗi ngày điều trị khoảng 50-60 bé bệnh tay chân miệng so với trước chỉ 20-30 trẻ.
 
 
Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 9/8. Ảnh: Lê Phương.
Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ngày 9/8. Ảnh: Lê Phương.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm, dự kiến tăng cao trong 1-2 tháng tới. Những ngày qua bắt đầu xuất hiện rải rác các ca bệnh song tình trạng bệnh nhi nặng độ 3, một số trẻ phải thở máy.

Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, hiện thành phố có khoảng 160 bệnh nhi tay chân miệng nhập viện 160 ca mỗi tuần, tăng 20-30 ca so với các tuần trước.

Theo bác sĩ Khanh, đa số phụ huynh nhiều kinh nghiệm nên đã phát hiện trẻ bệnh rất sớm và đưa vào viện khám kịp thời. Bệnh biểu hiện với các bóng nước có kích thước 2-10 mm, trẻ có thể sốt nhẹ, quấy do đau miệng, bỏ ăn. Hầu hết bóng nước tự xẹp và tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Trẻ bị biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những dấu hiệu khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay khi bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với, run tay chân, co giật. Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân, méo miệng. Trẻ bị biến chứng do tay chân miệng nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể tử vong trong vài giờ.

Xử trí và phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Bác sĩ Khanh lưu ý phụ huynh chăm sóc bé tại nhà cần cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo chỉ định. Không nên kiêng tắm mà ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn.

Để phòng bệnh cần thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng nước, xà phòng. Vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của trẻ. Không đưa trẻ đang nghi ngờ bệnh đến trường. Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học 7-10 ngày, thực hiện khử khuẩn.

Theo Vnexpress
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.