Bhutan lên kế hoạch xây dựng "Thành phố chánh niệm”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vương quốc Bhutan đang lên kế hoạch cho một “thành phố chánh niệm”, nếu thành phố này được xây dựng nó sẽ chiếm khoảng 2,5% diện tích đất nước.
Bhutan lên kế hoạch xây dựng "Thành phố chánh niệm”

Kế hoạch cho thấy thành phố rộng 1.000 km2 sẽ được xây dựng gần thị trấn Gelephu, dọc biên giới phía nam của Bhutan với Ấn Độ.

Theo một thông cáo báo chí được công bố vào cuối tháng 1, “Thành phố chánh niệm Gelephu”, sẽ đóng vai trò là trung tâm kinh tế và cửa ngõ cho khách du lịch đến phần còn lại của đất nước.

Theo thông cáo báo chí, Quốc vương của Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck vào tháng 12/2023 cho biết đất nước “không bị ràng buộc bởi di sản và có khả năng đổi mới nhanh chóng để thực hiện các kế hoạch mà những quốc gia khác có thể ngần ngại theo đuổi".

Gelephu là cửa khẩu quan trọng đối với du khách Ấn Độ. Tuy nhiên, hầu hết khách quốc tế khác đều bay đến Sân bay Quốc tế Paro, gần Thimphu, thành phố thủ đô có diện tích khoảng 26 km2.

Tương tự như thành phố “The Line” của Saudi Arabia, thành phố chánh niệm Gelephu sẽ định hình lại hình thức và cách thức hoạt động của các thành phố hiện đại.

Kế hoạch tổng thể của Gelephu

Những người tham gia dự án tiết lộ một đô thị từ thấp đến trung tầng đang được xây dựng xung quanh một loạt những ngôi nhà trong hình dạng cây cầu.

Mỗi cây cầu đều “chứa” những điểm chính của thành phố như sân bay quốc tế mới, trường đại học, cơ sở chăm sóc sức khỏe cho Đông và Tây y, nhà kính thủy canh, trung tâm văn hóa, trung tâm tâm linh, chợ bán hàng hóa và nhà máy thủy điện.

Ngoài ra, con đập Đền Sankosh sẽ có cầu thang dẫn lên một ngôi đền trên cao, mà Bjarke Ingels, người sáng lập và Giám đốc sáng tạo của Tập đoàn Bjarke Ingels, ví như “Tu viện Hang Hổ” (Tiger's Nest), ám chỉ địa danh nổi tiếng nhất của Bhutan.

Theo kế hoạch, có khoảng 11 “khu phố giống như dải ruy băng” kết hợp với 35 con sông suối chảy qua khu đất của thành phố. Trên trang web của Bjarke Ingels Group, các khu dân cư được thiết kế giống như bức tranh “mandala” - mô phỏng các mẫu hình vẽ lặp lại sắp xếp xung quanh một không gian công cộng trung tâm.

Để tránh lũ lụt, các cánh đồng lúa sẽ xây dựng dọc theo các con sông và tạo thành những bậc thang đô thị đổ xuống từ đồi xuống thung lũng.

Cách xây dựng này hoạt động như một lối đi đa dạng sinh học cho hệ thực vật và động vật bản địa, nhằm đảm bảo đường di cư của voi và các động vật hoang dã khác không bị xáo trộn.

Một thành phố "hạnh phúc"

Thành phố dự kiến hoạt động trong một khu vực hành chính đặc biệt ở miền Nam Bhutan dựa trên triết lý Hạnh phúc Quốc gia nổi tiếng của nước này.

Một đại diện của dự án tuyên bố: “Thành phố chánh niệm là duy nhất vì nó không chỉ ưu tiên phát triển kinh tế mà còn cả lợi ích cá nhân cho mọi cư dân".

Việc xây dựng một sân bay quốc tế mới và một cảng cạn đã bắt đầu. Nhưng hiện tại vẫn chưa có ngày hoàn thành cụ thể cho dự án vì điều này phụ thuộc vào “tiến triển phát triển kinh doanh” như thế nào.

Thành phố mới này cũng sẽ tạo cơ hội cho người dân Bhutan đầu tư vào công nghệ xanh, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?