Biến đổi khí hậu, dân châu Âu làm quen với món sứa

(Ngày Nay) - Khi một con thuyền nhỏ chứa đầy đồ lặn, trang thiết bị thí nghiệm cùng các thùng ướp lạnh di chuyển khỏi bờ biển Baroque của Italy, Stefano Piraino nhìn về phía những người đang tắm nắng trên bãi biển và lý giải tại sao không có ai dám đặt chân xuống nước.
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)
Tiến sỹ Leone cố gắng bắt một con sứa về phòng thí nghiệm để kiểm tra độc tính. (Nguồn: NYTimes)

"Họ biết rằng sứa bơi đầy dưới nước" - ông Piraino, Giáo sư ngành động vật học tại ĐH Salento, nói.

Trong khi du khách ở khắp châu Âu tìm tới Apulia, Đông Nam Italy, để chiêm ngưỡng thành phố ven biển Baroque cùng bờ biển thơ mộng của nó, thì vô số con sứa cũng đổ bộ tới vùng biển này. Biến đổi khí hậu đang khiến nước biển ấm hơn, cho phép loài động vật biển này sản sinh không thể kiềm chế nổi.

Sự bùng nổ số lượng sứa đã tiếp diễn ở các vùng biển của Italy trong suốt nhiều năm qua, nhưng đặc biệt tăng mạnh kể từ năm 2015 tới nay do sự mở rộng của kênh đào Suez. Sự xâm lược của loài sứa giờ đã đạt tới mức độ người dân địa phương phải tìm cách sống chung với chúng, ông Piraino cho hay.

Hiện nay, sứa vẫn bị coi như rác rưởi, theo đúng nghĩa đen. Cơ quan nghiên cứu của Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã coi đợt bùng nổ sứa, cùng với rác thải và ô nhiễm trên biển, là một "vấn nạn trên các đại dương, các vùng biển và bờ biển". EC còn gây một số nguồn quỹ để các nhà nghiên cứu đưa ra biện pháp quét sạch sứa khỏi các bãi biển, và Piraino là một trong số những nhà khoa học tham gia.

Piraino cho hay nhóm của ông đã khởi động dự án Go Jelly, trong đó đơn giản chỉ là khuyến khích người dân nếu không đuổi được sứa thì hãy... ăn chúng. Được biết sứa là loài có khả năng sinh sản ghê gớm, tự nhân bản, đẻ tới 45.000 trứng mỗi ngày, thậm chí tự nhân đôi.

"Các bạn không thể giảm số lượng của chúng được" - Piraino nói, thêm rằng chỉ có thể bao vây chúng.

Để bảo vệ du khách ở bãi biển khỏi bị các vết đốt từ sứa, ông Piraino đã đã thiết lập một chiến dịch phát hiện sứa, bảo vệ các bờ biển khỏi các loại sứa có độc tố. Vấn đề này thậm chí còn vượt ngoài Italy khi hàng loạt các bãi biển dọc Địa Trung Hải của Israel đã thua lỗ 30 triệu USD, tính từ đầu năm nay, do sứa đổ bộ.

Năm 2013, đợt bùng phát sứa đã buộc chính quyền Thụy Điển phải đóng cửa một lò phản ứng hạt nhân. Ở biển Iraland, sứa còn gây tổn hại nghiêm trọng cho việc đánh bắt cá hồi.

Trở lại Sicily, Italy, Giáo sư Piraino đã đưa ra nhiều ứng dụng từ loài sứa để khuyến khích người dân đánh bắt loài động vật có nguồn gốc từ hơn nửa tỷ năm trên trái đất này, trong đó gồm dược tính từ loài sứa, sử dụng làm nguồn lấy chất collagen và cả thực phẩm...

Antonella Leone, thuộc Viện Khoa học và Thực phẩm Italy, một thành viên của dự án Go Jelly, cho rằng người dân Italy hoàn toàn có thể biến sứa thành một nguồn thực phẩm quý giá. Bà cho hay, người dân Nhật Bản cũng lấy sứa làm món sashimi và ăn với nước tương, trong khi người Trung Quốc đã lấy sứa làm thức ăn suốt nhiều thế kỷ.

Năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra một dự luật trong đó khởi động tiến trình xuất khẩu các loài sứa có thể ăn được ra thị trường nước ngoài trong vòng 25 năm. Dự luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, áp dụng với cả sứa ở vùng biển Địa Trung Hải..

Tuy nhiên Bộ Y tế Italy nói rằng do không có nước thành viên EU nào có truyền thống sử dụng sứa làm món ăn và do các loài sứa bản địa dường như khác biệt về mặt sinh học so với loài sứa ăn được ở các nước châu Á - đặc biệt là về mức độ độc dược trong thịt của chúng - nên cần có các cuộc kiểm tra an toàn chặt chẽ trước khi xuất khẩu sứa sang thị trường các nước tiêu thụ hay được ghi vào thực đơn trong các nhà hàng.

Và đó cũng là lý do mà Tiến sỹ Leone tham gia vào dự án Go Jelly để tìm hiểu xem liệu sứa ở vùng biển cảu Italy có an toàn với con người hay không.

Giáo sư Piraino giải thích rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ buộc người dân phải trở nên thích nghi hơn với điều kiện môi trường. Ví dụ, ngư dân Italy sẽ phải đánh bắt sứa nhiều hơn, trong khi người dân tiêu thụ hải sản cũng phải làm quen với món ăn mới - thịt sứa.

Hiện nay, một nhà hàng ở gần trường ĐH Lecce, Italy đã trở thành một bếp ăn thử nghiệm với món sứa. Khi loài nhuyễn thể được chuyển vào khu bếp, bếp trưởng nhà hàng bắt đầu sát muối vào chúng và chuẩn bị nước sôi, cố gắng tìm cách xử lý sao cho chúng trở nên ngon miệng nhất.

Vị đầu bếp cho thêm một chút tỏi và lá húng quế vào sứa và đem nướng. cuối buổi nếm món ăn thử nghiệm, vẫn còn nhiều phần của đĩa ăn bỏ phí chút sứa. Tiến sỹ Leone thừa nhận rằng người dân Italy vẫn chưa thể quen ngay với món ăn mới này được.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.