Biến đổi khí hậu làm tăng 25% nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà nghiên cứu cho biết hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra đã làm gia tăng trung bình 25% số vụ cháy rừng ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Biến đổi khí hậu làm tăng 25% nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm

Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng mạnh mẽ nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng có khả năng lan rộng nhanh chóng. Đây là một kết luận của nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 30/8.

Theo các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu môi trường mang tên Breakthrough Institute có trụ sở ở bang California (Mỹ), hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra đã làm gia tăng trung bình 25% số vụ cháy rừng ở cấp độ cực kỳ nguy hiểm so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Để có được kết quả trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu hàng loạt vụ cháy rừng trong giai đoạn 2003-2020. Sau đó, họ sử dụng các thuật toán của học máy (machine learning) để phân tích mối liên hệ giữa nhiệt độ trung bình cao hơn, thời tiết khí hậu khô hơn với những vụ cháy rừng lan rộng nhanh nhất (là những vụ có thể thiêu rụi hơn 4.000ha đất rừng trong vòng 24 giờ).

Kết quả phân tích cho thấy biến đổi khí hậu gây ra những đám cháy rừng có mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Dự báo về mùa cháy rừng dữ dội, các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ này có thể tăng trung bình 59% vào cuối thế kỷ này nếu sự ấm lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,8 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp.

Nguy cơ này sẽ tăng lên tới 172% trong trường hợp phát thải khí nhà kính ở mức cao và không thể kiểm soát được. Hiện, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất đã tăng thêm 1,2 độ C.

Phân tích số liệu từ các đám cháy rừng được thống kê trước đây, các nhà khoa học đã tính toán được nguy cơ một đám cháy bùng phát thành đám cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm. Sau đó, họ sử dụng các mô hình máy tính để tính toán mức độ tăng nhiệt độ thời hậu công nghiệp đã làm tăng nguy cơ đó đến mức nào.

Dựa trên các biến số như lượng mưa, gió và độ ẩm tuyệt đối, các nhà nghiên cứu cảnh báo những thay đổi của các yếu tố này có thể khiến nguy cơ nóng lên toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Nghiên cứu cũng đề xuất những bài học kinh nghiệm sau các thảm họa cháy rừng xảy ra gần đây ở Canada, Hy Lạp và Hawaii (Mỹ).

Ông Patrick Brown, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng những kết quả nghiên cứu nói trên có thể là cơ sở để cơ quan chức năng nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa đối với hệ thống đường dây điện trên cao.

Ngoài ra, giới chức cũng có thể lên kế hoạch để triển khai các chiến dịch giám sát và nâng cao nhận thức cũng như triển khai các nguồn lực chữa cháy khi cần.

Các kết quả nghiên cứu trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới hiện đang “oằn mình” chống “giặc lửa."

Cháy rừng ở bang Hawaii (Mỹ) trong mùa Hè này đã khiến ít nhất 115 người thiệt mạng. Còn Hy Lạp đang đối phó với đám cháy rừng mà giới chức Liên minh châu Âu đánh giá có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, trải dài trên phạm vi lên tới 10km.

Cháy rừng ở Canada đã buộc 200.000 người phải đi sơ tán. Trong những năm gần đây, bang California của Mỹ đã hứng chịu hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng.

Năm 2022, một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc nhận định cháy rừng đang xảy ra với tần suất và mức độ cực kỳ nguy hiểm hơn do biến đổi khí hậu gây ra các hình thái thời tiết khô nóng hơn.

Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.