Biến thể ở Brazil lây nhiễm cho nhiều người từng mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nghiên cứu chi tiết đầu tiên về biến thể P.1 cho thấy nó đã tàn phá một thành phố của Brazil như thế nào. 
Nghĩa trang Manaus tại Brazil gần như quá tải sau đỉnh điểm vào tháng 4 năm 2020. Ảnh: NY Times
Nghĩa trang Manaus tại Brazil gần như quá tải sau đỉnh điểm vào tháng 4 năm 2020. Ảnh: NY Times

Chỉ trong vài tuần, hai biến thể của SARS-CoV-2 đã trở nên phổ biến đến mức người ta không còn nhớ đến biến thể gốc ở Vũ Hán cách đây hơn một năm nữa.

Biến thể B.1.1.7, lần đầu tiên được xác định ở Anh, có tốc độ lây lan cực nhanh trên toàn cầu. Ở Nam Phi, một loại đột biến được gọi là B.1.351 có thể né tránh các kháng thể của con người, làm giảm hiệu quả của một số loại vaccine.

Các nhà khoa học cũng đang để mắt đến một biến thể liên quan thứ ba xuất hiện ở Brazil, được gọi là P.1. Nghiên cứu về P.1 chậm hơn do nó chỉ được phát hiện vào cuối tháng 12, khiến các nhà khoa học không chắc về mức độ lây lan của mầm bệnh này.

Theo giả thuyết mới nhất, biến thể P.1 đang hoành hành ở thành phố Manaus của Brazil đã phát sinh kể tw tháng 11 và sau đó gây ra làn sóng lây lan kỷ lục.

Đáng chú ý, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cho một số người có kháng thể COVID-19 từ các đợt dịch trước đó. Ngoài ra, các thí nghiệm cho thấy P.1 có thể làm suy yếu tác dụng bảo vệ của vaccine Trung Quốc hiện đang được sử dụng ở Brazil.

Các nghiên cứu mới vẫn chưa được công bố trên các tạp chí khoa học. Các tác giả lưu ý rằng những phát hiện trong phòng thí nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác khi đưa ra thực tế.

Tiến sĩ Nuno Faria, một nhà virus học tại Đại học Imperial London, người đã dẫn đầu phần lớn nghiên cứu mới cho biết: “Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở Manaus, tôi không biết liệu chúng có đúng với những nơi khác hay không”.

Biến thể ở Brazil lây nhiễm cho nhiều người từng mắc COVID-19 ảnh 1

Khoa chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Gilberto Novaes ở Manaus vào tháng 5. Ảnh: NY Times

Nhưng ngay cả với những đặc tính của P.1 vẫn còn hết sức mù mờ, các chuyên gia cho biết biến thể này cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Biến thể P.1 hiện đang lan rộng trên lãnh thổ Brazil và đã được tìm thấy ở 24 quốc gia khác.

Để giảm nguy cơ bùng phát và tái nhiễm P.1, tiến sĩ Faria cho biết điều quan trọng là phải tăng gấp đôi mọi biện pháp để làm chậm sự lây lan của mầm bệnh.

"Cần đẩy mạnh tất cả các nỗ lực tiêm chủng càng sớm càng tốt. Chúng ta cần phải đi trước virus một bước", ông Faria khẳng định.

Tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp của ông bắt đầu theo dõi virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng nổ ở Brazil vào mùa xuân năm ngoái. Manaus, một thành phố hai triệu người ở vùng Amazon của Brazil, đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Vào thời kỳ đỉnh điểm, nghĩa trang Manaus ngập tràn thi thể của những người chết.

Nhưng vào cuối tháng 4, Manaus dường như đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch. Một số nhà khoa học cho rằng sự sụt giảm này đồng nghĩa với việc thành phố Manaus đã miễn dịch cộng đồng.

Tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp của ông đã tìm kiếm kháng thể COVID-19 trong các mẫu từ ngân hàng máu Manaus vào tháng 6 và tháng 10. Họ xác định rằng khoảng 3/4 cư dân của Manaus đã bị nhiễm bệnh.

Nhưng gần cuối năm 2020, các ca bệnh mới bắt đầu tăng trở lại. Tiến sĩ Faria cho biết: “Thực tế đã có nhiều trường hợp mắc bệnh hơn nhiều so với mức cao điểm trước đó là vào cuối tháng 4. Điều đó rất khó hiểu đối với chúng tôi."

Tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp của ông tự hỏi liệu các biến thể mới có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hồi sinh làn sóng dịch bệnh hay không.

Để tìm kiếm các biến thể, tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp đã bắt đầu nỗ lực giải trình tự bộ gen mới trong thành phố. Trong khi B.1.1.7 đã đến các vùng khác của Brazil, họ không tìm thấy nó ở Manaus. Thay vào đó, họ tìm thấy một biến thể mà chưa ai từng thấy trước đây.

Nhiều biến thể trong các mẫu của họ có 21 đột biến không thấy ở các loại virus khác đang lưu hành ở Brazil.

Một vài đột biến đặc biệt khiến ông lo lắng, bởi các nhà khoa học đã tìm thấy chúng trong những biến thể B.1.1.7 hoặc B.1.351. Các thí nghiệm cho thấy một số đột biến có thể làm cho các biến thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn. Các đột biến khác cho phép chúng trốn tránh các kháng thể.

Tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp của ông đã đăng một mô tả về P.1 trên một diễn đàn virus học trực tuyến vào ngày 12/1.

Sau đó, họ điều tra lý do tại sao P.1 lại phổ biến như vậy. Các đột biến của nó có thể đã làm cho nó dễ lây lan hơn. Tình cờ khi biến thể đã xuất hiện ở Manaus khi thành phố đang thoải mái hơn về các biện pháp y tế công cộng.

Cũng có thể P.1 trở nên phổ biến vì nó kháng kháng thể của các bệnh nhân cũ. Thông thường, các trường hợp tái nhiễm COVID-19 rất hiếm, bởi vì các kháng thể do cơ thể sản sinh ra sau khi bị nhiễm có hiệu lực trong nhiều tháng. Nhưng có thể P.1 mang các đột biến khiến các kháng thể đó khó bám vào nó hơn, cho phép nó xâm nhập vào các tế bào và gây bệnh.

Kết hợp dữ liệu từ bộ gen, kháng thể và hồ sơ y tế ở Manaus, các nhà nghiên cứu kết luận rằng P.1 chinh phục thành phố không phải nhờ may mắn mà là do cơ chế sinh học: chính các đột biến của nó đã giúp biến thể này lan rộng. Giống như B.1.1.7, trung bình P.1 có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn các biến thể khác. Các nhà khao học ước tính nó có khả năng lây truyền cao hơn từ 1,4 đến 2,2 lần so với các họ hàng khác.

Nhưng nó cũng có lợi thế từ các đột biến cho phép nó thoát khỏi các kháng thể từ các virus khác. Họ ước tính rằng trong 100 người bị nhiễm bệnh ở Manaus vào năm ngoái, khoảng 25 đến 61 người trong số họ có thể đã bị tái nhiễm bởi P.1.

“Có vẻ như ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng hầu hết các trường hợp liên quan đến làn sóng thứ hai thực sự đã bị tái nhiễm", tiến sĩ Faria nói.

Trong các thí nghiệm của mình, tiến sĩ Faria và các đồng nghiệp của ông cũng đã kiểm tra kháng thể từ 8 người được tiêm CoronaVac, một loại vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được sử dụng ở Brazil. Họ phát hiện ra rằng các kháng thể do vaccine tạo ra ít hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn biến thể P.1 so với các loại khác.

Tiến sĩ Faria cảnh báo rằng những kết quả này, bắt nguồn từ các tế bào trong ống nghiệm, không nhất thiết có nghĩa là vaccine sẽ kém hiệu quả hơn trước biến thể P.1.

Vaccine rất có thể cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ khỏi P.1 ngay cả khi các kháng thể do chúng tạo ra không hoàn toàn mạnh.

Theo NY Times
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.