Biểu tình tại Seoul phản đối thỏa thuận 'nô lệ tình dục thời chiến'

Hàng trăm người đã tham gia biểu tình cùng hai "phụ nữ giải khuây" tại Seoul hôm thứ 4 (30/12) để phản đối thỏa thuận của Nhật - Hàn.
Biểu tình tại Seoul phản đối thỏa thuận 'nô lệ tình dục thời chiến'

Reuters đưa tin, hai người phụ nữ từng bị bắt làm nô lệ tình dục phục vụ các binh sĩ trong Thế chiến thứ 2, đã lên tiếng chỉ trích chính phủ Hàn Quốc vì đồng ý với thỏa thuận của Nhật Bản hôm 28/12.

Biểu tình tại Seoul phản đối thỏa thuận 'nô lệ tình dục thời chiến' ảnh 1

"Không thể tin tưởng vào chính phủ", bà Lee Yong-su, 88 tuổi, một trong hai người phụ nữ lên tiếng.

Bà cho biết mình và những người sống sót chưa bao giờ được giới chức Hàn Quốc hỏi ý khi hai nước tiến hành đàm phán thỏa thuận.

"Chúng tôi sẽ chiến đấu tới cùng. Chúng tôi không làm gì sai. Nhật Bản đã bắt chúng tôi làm nô lệ và giờ họ vẫn phủ nhận tội ác của mình", bà nói.

Bà cùng những người biểu tình khác, bao gồm sinh viên, các nhà đối lập và nhà hoạt động dân sự. Họ yêu cầu một lời xin lỗi chân thành từ phía Nhật Bản và khoản bồi thường chính thức cho các nạn nhân.

Theo thỏa thuận, Nhật Bản sẽ thành lập một quỹ bồi thường và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gửi lời xin lỗi tới các nạn nhân còn sống.

Những người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul và xung quanh một bức tượng thiếu nữ chân trần bằng đồng, biểu tượng của những người phụ nữ bị bắt làm việc trong nhà thổ của Nhật Bản Thế chiến thứ 2.

Các cuộc biểu tình đã xảy ra hàng tuần trước cửa Đại sứ quán từ năm 1992, họ yêu cầu một lời xin lỗi chân thành từ phía Chính phủ Nhật Bản và khoản bồi thường cho các nạn nhân.

Nhật Bản coi hành động dựng tượng vào năm 2011 của Hàn Quốc là một lời tuyên bố tuyệt đối không thương lượng từ nước này.

Những bức xúc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã ngăn cản hai quốc gia ký thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự nhạy cảm. Năm ngoái, hai bên đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ.

Các học giả đã đưa ra tranh luận về con số chính xác những người phụ nữ đã bị bắt làm nô lệ tình dục.

Các nhà hoạt động của Hàn Quốc cho rằng con số này có thể lên tới 20,000 người, nhưng chỉ một số ít người dám thừa nhận việc bị ép phục vụ binh sĩ Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2.

Hiện tại chỉ còn 46 người sống sót trong số 238 người đã lên tiếng trước đây, độ tuổi trung bình của họ là 89.

Quỳnh Nguyễn

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.