Bình đẳng giới tại công sở Việt: Khi con số không dẫn đến thực tế!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thúc đẩy bình đẳng giới trong các tổ chức và doanh nghiệp là chủ đề được nhiều người quan tâm. Điều này càng trở nên quan trọng khi gắn bó mật thiết với những câu hỏi liên quan đến tính thực chất của các “thành tích” bình đẳng giới. Sự hiện diện của nữ giới trong cương vị lãnh đạo có phải mang nghĩa biểu tượng? Luật chơi của các tổ chức đã thực sự thay đổi? Các chính sách đã giải phóng phụ nữ khỏi việc nhà? Làm sao để thoát khỏi những định kiến vô hình?
Bình đẳng giới tại công sở Việt: Khi con số không dẫn đến thực tế!

Bức tranh giới ở Việt Nam

Theo một thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2019, nữ giới tại Việt Nam có nguy trở thành lao động tại gia đình (loại lao động không được trả công, không được thừa nhận) cao gấp hai lần so với nam giới. Bên cạnh những tiến bộ về xã hội, tỉ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động cũng thấp hơn, dẫn đến thu nhập không ổn định, khả năng tiếp cận bảo hiểm, lương hưu khó khăn.

Bình đẳng giới tại công sở Việt: Khi con số không dẫn đến thực tế! ảnh 1

Hình ảnh phụ nữ nội trợ vẫn là một chuẩn mực quen thuộc ở Việt Nam. Ảnh: Phunuhiendai.vn

Chỉ 20% nữ giới được đào tạo để tham gia lao động so với 25% ở nam giới. So với cùng một mô tả công việc, lương trả cho nữ giới bao giờ cũng thấp hơn nam giới khoảng 30%. Dù cùng tham gia làm việc nhưng phụ nữ khó thoát khỏi trách nhiệm đối với gia đình hơn nam giới, trung bình phụ nữ phải làm việc nhà 20 giờ một tuần trong khi con số này ở nam giới chỉ là 10 giờ.

Trong lĩnh vực giáo dục có 77,8% nữ giới là giáo viên tiểu học (cấp độ thấp). Lên các bậc học cao hơn, tỉ lệ nữ giới đứng lớp giảm dần và cân bằng 50/50 với nam giới ở cấp bậc giảng viên. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giảng viên tiếp tục được đào tạo bậc tiến sĩ để phát triển sự nghiệp chỉ chiếm 1/3 tổng số, thấp hơn nhiều so với nam giới.

Ở các doanh nghiệp dệt may, mặc dù tỉ lệ nữ chiếm khoảng 70% lực lượng lao động nhưng tỉ lệ nữ làm quản lý chỉ chiếm khoảng 30%. Điều này bất bình đẳng vì sự “phân công” này không chỉ giới hạn lựa chọn của cả hai giới, mà nó còn gây thiệt thòi cho phụ nữ vì các công việc văn phòng thường có lương thấp hơn công việc quản lý và kỹ thuật.

Từ các ví dụ trên cho thấy bất bình đẳng giới tại nơi làm việc vẫn phổ biến và tồn tại theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Theo chiều ngang, trong cùng một công ty các công việc văn phòng, dịch vụ thường được cho là phù hợp với nữ hơn và có tỉ lệ phụ nữ cao hơn. Ngược lại, các công việc mang tính kỹ thuật và quản lý lại được coi là phù hợp với nam, và có tỉ lệ nam giới cao hơn. Theo chiều dọc thì càng lên nấc thang quản lý cao hơn thì tỉ lệ phụ nữ lại giảm đi, kể cả ở các doanh nghiệp có đa số tỉ lệ là nữ.

Nền tảng bất bình đẳng sâu xa

TS. Phạm Quốc Lộc, người nghiên cứu về các lý thuyết giới trong mối quan hệ với lý thuyết về quản trị doanh nghiệp, cho biết việc hình thành các tập đoàn ở Mỹ vào thế kỷ 19 đã tạo ra các triết lý quản trị mang màu sắc “loại trừ phụ nữ” ra khỏi cương vị lãnh đạo. Các lý thuyết quản trị thường nhấn mạnh vào tính “hiệu quả”, “chuyên nghiệp”, “khoa học”, “logic”, “lý trí” tưởng như trung dung về giới nhưng thực ra lại ngầm định lĩnh vực quản lý là lĩnh vực của nam giới vì nó phù hợp với nam tính.

Những biểu hiện của bất bình đẳng xuất phát từ các vấn đề về chuẩn mực, thực hành xã hội, có tính lịch sử, bền bỉ, lâu dài. Từ xã hội đưa vào doanh nghiệp, từ doanh nghiệp tái tạo ngược trở lại, đưa ra xã hội. Lúc đó, xã hội và doanh nghiệp trở thành hai cơ chế "tiếp tay", duy trì, củng cố các bất bình đẳng. Nên muốn có sự bình đẳng, cần nhìn sâu những nền tảng tạo ra bất bình đẳng, ở đó không chỉ có vấn đề về mặt kỹ thuật.

TS. Phạm Quốc Lộc

Một ví dụ để cho thấy triết lý quản trị đã tạo ra phân biệt giới theo chiều ngang đó là quá trình “nữ tính hóa” một số công việc, ví dụ như thư ký cần sự “tỉ mỉ”, “nhẹ nhàng”, “biết lắng nghe”, “tinh tế”. Ngược lại, các hình mẫu nhân viên xuất sắc hoặc các tiêu chí để cất nhắc, thăng tiến lại được nam tính hóa, ví dụ như “cam kết”, “cống hiến”, “dám làm”, “quyết đoán”, “có tầm nhìn”. Đây chính là các tiến trình tinh vi, vô hình làm cho sự bất bình đẳng giới vẫn được duy trì và tái sản xuất trong môi trường doanh nghiệp.

Khi so sánh về cách các doanh nghiệp quốc tế và doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, TS. Phạm Quốc Lộc cho rằng các doanh nghiệp quốc tế nhấn mạnh vào tính giải trình trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nhấn mạnh vào tính phong trào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quốc tế có các hoạt động CSR thúc đẩy bình đẳng giới cùng các tổ chức xã hội, trong khi đó không có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào tiến trình này.

155 doanh nghiệp nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Nghiên cứu về bình đẳng giới ở nơi làm việc của ECUE đang thực hiện với sự hỗ trợ của Investing in Women trên 155 doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có 30 tập đoàn lớn chỉ ra rằng "các doanh nghiệp tại Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới".

Một số doanh nghiệp tập trung giải quyết bất bình đẳng giới theo chiều dọc bằng cách đưa ra các mục tiêu tăng số lượng lãnh đạo là nữ hoặc tỉ lệ phụ nữ làm quản lý. Một số doanh nghiệp lại tập trung vào giải quyết bất bình đẳng giới theo chiều ngang, ví dụ như tuyển thêm nữ vào bộ phận kỹ thuật, bán hàng.

“Các nỗ lực trên rất đáng trân trọng tuy nhiên các doanh nghiệp nên vượt thoát ra khỏi các chỉ số định lượng. Vì tuy chúng dễ đo lường nhưng thậm chí khi đạt được vẫn có thể không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng giới, đó là các khuôn mẫu, các cấu trúc văn hóa đang loại trừ phụ nữ ra khỏi công việc quản lý, công việc kỹ thuật”, ông Lê Quang Bình giám đốc ECUE chia sẻ.

Bình đẳng giới tại công sở Việt: Khi con số không dẫn đến thực tế! ảnh 2

Ông Lê Quang Bình (trái) và TS. Phạm Quốc Lộc tại buổi tọa đàm sáng 03/03. Ảnh: Nguyệt Linh.

Theo ông Bình, để giải quyết triệt để, doanh nghiệp nên quan tâm đến tiến trình thay đổi chứ không chỉ quan tâm đến kết quả định lượng. Ví dụ, doanh nghiệp nên có một chương trình học hỏi cùng nhau về các khuôn mẫu giới đang tồn tại trong doanh nghiệp, thử nghiệm thay đổi ở một bộ phận mà người quản lý ở đó sẵn sàng thúc đẩy bình đẳng giới. Nhưng quan trọng hơn, tiến trình phải được thiết kế cởi mở, an toàn để mọi người thể hiện quan điểm, và phải được dẫn dắt bởi người có hiểu biết về giới trong hoặc ngoài công ty để cùng học hỏi.

Nếu trong cuộc sống giới là các câu chuyện thì trong doanh nghiệp giới lại là các con số. Để thay đổi doanh nghiệp cần tập trung cả vào phần định tính, đặc biệt thay đổi các cấu trúc tổ chức đang tạo ra bất bình đẳng cho phụ nữ. Nếu không, dù doanh nghiệp có đạt được các con số đẹp, tạo ra cảm giác bình đẳng giới đã có nhưng thực tế phụ nữ vẫn chịu phần thiệt thòi.

Việc doanh nghiệp tham gia vào tiến trình thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội rất quan trọng vì đây không chỉ là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp có một thị trường lao động coi trọng giá trị bình đẳng giới.

“Vấn đề giới rất đa chiều, chính vì vậy cần có sự hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, và các tổ chức xã hội như ECUE và VGEM. Tôi hy vọng, khi hợp tác chúng ta sẽ bổ trợ cho nhau, cùng nhau tạo ra một hệ sinh thái giàu có, lành mạnh và thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, vì một Việt Nam công bằng và thịnh vượng”, ông Bình chia sẻ.

Tọa đàm “Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Từ lý thuyết đến thực hành trên thế giới và Việt Nam” được tổ chức trong ngày 3 tháng 3 năm 2022 bởi ECUE và VGEM. Tọa đàm nêu ra nguyên nhân của các bất bình đẳng giới tại nơi làm việc, từ đó phân tích sâu sắc, mang đến các kiến nghị cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp thúc đẩy bình đẳng giới hiệu quả.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.