Binh lính Myanmar dùng TikTok để đe dọa người biểu tình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các binh sĩ và cảnh sát Myanmar đang sử dụng TikTok để làn truyền lời đe dọa chết chóc đối với những người biểu tình.
Binh lính Myanmar dùng TikTok để đe dọa người biểu tình

Tổ chức phi chính phủ Myanmar ICT for Development (MIDO) cho biết họ đã tìm thấy hơn 800 video có nội dung đe dọa người biểu tình.

“Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”, theo Aung Htaike - giám đốc điều hành MIDO. "Còn có hàng trăm video đe dọa của binh lính và cảnh sát mặc đồng phục trên ứng dụng TikTok".

Một đoạn video xuất hiện từ tháng 2 trên TikTok có hình ảnh một binh sĩ đang ngắm bắn khẩu súng trước màn hình người xem và tuyên bố: "Tao sẽ bắn vào mặt chúng mày bằng đạn thật".

"Tao sẽ đi tuần tra toàn thành phố tối nay và tao sẽ bắn bất cứ ai tao nhìn thấy. Nếu muốn trở thành một liệt sĩ, tao sẽ thực hiện mong muốn của chúng mày", người này thẳng thừng nói.

TikTok là nền tảng mạng xã hội mới nhất ghi nhận sự gia tăng các nội dung đe dọa hoặc hận thù ở Myanmar.

Trước đó, Facebook đã cấm tất cả các trang fanpage có liên quan đến quân đội Myanmar, bản thân mạng xã hội này cũng đã bị cấm tại quốc gia Đông Nam Á.

“Chúng tôi có nguyên tắc cộng đồng rõ ràng không cho phép nội dung kích động bạo lực hoặc thông tin sai lệch. Vì nó liên quan đến Myanmar, chúng tôi đã và đang tiếp tục xóa ngay lập tức tất cả nội dung kích động bạo lực hoặc phát tán thông tin sai lệch và đang tích cực theo dõi để xóa bất kỳ nội dung nào vi phạm nguyên tắc của chúng tôi", đại diện TikTok khẳng định.

Chính sách của TikTok cấm hiển thị súng trừ khi chúng ở trong "môi trường an toàn".

Kể từ khi Facebook bị cấm, số lượng người dùng TikTok đã tăng đột biến. Hiện app chia sẻ video này đã lọt vào top 20 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất Myanmar. Những người biểu tình trẻ tuổi cũng tận dụng mạng xã hội này để thông tin cho thế giới về tình hình trong nước, với hashtag phản đối quân đội #SaveMyanmar đạt 805 triệu lượt xem.

Các nhà nghiên cứu như Aung Htaike tin rằng quân đội Myanmar hiện đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của mình trên các nền tảng khác.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).