Bộ Giáo dục lý giải tình trạng thiếu giáo viên, hiện tượng ''nhảy việc''

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay vừa qua Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu giáo viên và sẽ tuyển dần trong từ nay đến năm 2026.
Bộ Giáo dục lý giải tình trạng thiếu giáo viên, hiện tượng ''nhảy việc''

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết ngành giáo dục phối hợp với ngành nội vụ đã tính toán và xác định số lượng giáo viên thiếu cần phải bù đắp, bổ sung từ nay tới năm 2026 lên đến 107.000 người.

“Con số này có thể còn biến động trước tình hình giáo viên nghỉ việc. Chúng ta cần tính toán để đảm bảo vừa duy trì hoạt động dạy và học bình thường cũng như thực hiện các mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng,” Bộ trưởng nói.

Thiếu giáo viên do đâu?

Đi sâu phân tích nguyên nhân của tình trạng thiếu giáo viên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhiều năm về trước giáo viên đã không đủ do nhiều người bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 9/2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học là trên 19 triệu học sinh và con số này là hơn 23 triệu học sinh vào tháng 9/2022. Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9/2015 có 1.156.000 người cho bậc mầm non đến phổ thông. Đến thời điểm tháng 9/2022 có 1.227.000 giáo viên.

Có thể thấy, số giáo viên nhiều hơn 100.000 trong khi số học sinh đã tăng trên 3.000.000. Bộ trưởng cho rằng đây là tình trạng thiếu do vấn đề tăng số học sinh do tăng dân số tự nhiên.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên do biến động dồn dịch về dân số ở một số vùng, miền làm tăng ở các thành phố lớn hoặc các khu công nghiệp, cùng đó là việc dịch bệnh tác động đến các trường mầm non phải đóng cửa, đặc biệt là nhóm trẻ tư thục.

Việc thiếu cũng là do nhu cầu để thực hiện phổ cập mầm non bậc năm tuổi hoặc thiếu do việc tăng số buổi học từ một lên hai buổi một ngày…

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nêu tình trạng thiếu giáo viên do một thời gian dài không tuyển và không tuyển được, thậm chí nhiều nơi dồn vài ba năm mới tuyển. Mặt khác, việc thiếu giáo viên còn do thiếu nguồn tuyển hoặc có nguồn đã được đào tạo nhưng không dự tuyển vì chọn các nghề khác…

Ngoài ra, việc thiếu còn do chuẩn về mặt tỷ lệ giáo viên trên học sinh và số học sinh trên lớp được quy định 35 học sinh/lớp ở tiểu học và 45 học sinh/lớp ở bậc trung học. Chuẩn này đã được xác định từ năm 2010 và đến năm 2019 trong điều lệ trường tiểu học, điều lệ trường trung học đã nhắc lại.

“Có thể nói, muốn nâng cao chất lượng thì không thể duy trì số lượng học sinh quá lớn trên lớp. Nếu số lượng học sinh/lớp mà 60-65 thậm chí hơn thế thì rất khó để nâng cao chất lượng dạy và học,” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về giải pháp, ông cho biết vừa qua Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã duyệt và giao cho ngành giáo dục 65.000 chỉ tiêu và sẽ tuyển dần trong từ nay đến năm 2026.

Riêng năm 2022 được duyệt 27.850 chỉ tiêu, các Sở Nội vụ của các tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị đã bắt đầu công việc tuyển dụng giáo viên.

Ngoài chỉ tiêu mới, các tỉnh, thành tuy thiếu chỉ tiêu nhưng vẫn đang tồn đọng trên 10.000 chỉ tiêu từ các năm cũ vẫn chưa tuyển được. Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các địa phương vừa tuyển số mới, vừa tiếp tục tuyển số cũ để đáp ứng được nhu cầu.

Cần nâng chế độ chính sách, tiền lương với giáo viên

Liên quan tới lĩnh vực này, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội), ghi nhận việc bổ sung chỉ tiêu giáo viên được Chính phủ thực hiện thời gian qua, tuy nhiên, đại biểu cho rằng mức tăng này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Nữ đại biểu đề nghị cần chủ động đào tạo lực lượng giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn của chương trình giáo dục mới, đồng thời nâng cao chế độ, chính sách tiền lương đối với lực lượng giáo viên.

Ngoài ra, đại biểu Dương Minh Ánh cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục xem xét bổ sung thêm chỉ tiêu giáo viên cho các địa phương, cho phép các địa phương được tuyển dụng các giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn cũ nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn mới, để lực lượng này tự nâng cao năng lực bản thân, đạt tiêu chuẩn mới vào năm 2030.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Quốc hội sớm xem xét xây dựng Luật Nhà giáo để có chính sách tổng thể trong phát triển và quản lý đội ngũ giáo viên phù hợp với chiến lược giáo dục.

“Chính phủ nghiên cứu các cơ chế đặc thù hỗ trợ nhà giáo nói chung và giáo viên mầm non nói riêng để các nhà giáo yên tâm công tác, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước,” đại biểu Dương Minh Ánh nêu ý kiến.

Bàn về nội dung này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho hay trong bối cảnh chúng ta đang triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cần rất nhiều giáo viên thì số lượng giáo viên hiện nay là không đảm bảo.

Bà cũng chỉ ra một trong nhiều nguyên nhân, như vấn đề về lương, áp lực công việc hay vấn đề liên quan tới việc giáo viên không đủ điều kiện để đáp ứng những yêu cầu của chương trình giao thông phổ thông mới. Thậm chí, theo bà, có một bộ phận giáo viên phản ánh được đào tạo một môn nhưng phải dạy tích hợp và không đủ tự tin đứng trước học sinh.

Cho rằng sắp tới ngành giáo dục chắc chắn sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị ngành giáo dục cần quan tâm thêm đến những các khó khăn thực tế cũng như việc chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới… đồng thời bà đề nghị Chính phủ cần sớm có đánh giá kỹ về vấn đề này để có ý kiến với Quốc hội nhằm giải quyết ngay.

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.