BOT Tasco “bức tử” cảng nước sâu Hòn La?

(Ngày Nay) - Hàng loạt doanh nghiệp trong Khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình) trở thành nạn nhân vé BOT Tasco cao khiến giá thành đội lên quá nhiều. 
Cảng Hòn La nói giảm hơn 50% công suất do BOT Tasco.
Cảng Hòn La nói giảm hơn 50% công suất do BOT Tasco.

Đặc biệt cảng Hòn La bị “bức tử” khi lượng hàng hóa giảm hẳn do đối tác tìm cách né trạm BOT. Người dân hai bên trạm kêu trời vì đi viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng không thoát. 

Cảng Hòn La bị “bức tử”?

Số liệu thống kê từ Ban Quản lý Khu kinh tế Hòn La cho biết, từ khi trạm thu phí của Tasco đi vào hoạt động trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) đến nay, các nhà đầu tư đến tìm hiểu giảm đi vì sợ đầu tư vào sẽ gánh thêm chi phí vé qua trạm.

Một nhân viên ở đây cho biết: “BOT Tasco gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Khu kinh tế Hòn La, đặc biệt là cảng Hòn La ngày càng ít hàng hóa qua cảng do chi phí mua vé qua trạm Tasco quá cao khiến các đối tác vận tải không chọn kênh qua cảng nữa, dẫn đến cảng đang chết dần”.

Cảng Hòn La có năng lực bốc dỡ hàng hóa hơn 2 triệu tấn mỗi năm, thời điểm cao nhất của cảng này khi chưa có BOT Tasco thì đạt hơn 1,5 triệu tấn.

Vào năm 2016, các doanh nghiệp đối tác cố đi qua trạm để hạch toán thì cảm thấy lỗ nhưng vì đã ký hợp đồng qua cảng nên cảng nước sâu Hòn La vẫn duy trì công suất 1,5 triệu tấn.

Ông Hoàng Tuấn, Giám đốc Cảng cho biết: “Sang năm 2017 thì tình bắt đầu xấu đi, các doanh nghiệp vận tải xi măng, clenke không còn ký hợp đồng với cảng, họ sợ vé qua BOT Tasco  làm đội vốn phí vận chuyển quá cao. Mỗi xe chở hàng qua trạm thu phí mua vé hai chiều phải 360.000 đồng, chiếm 23% chi phí vận chuyển. Các đối tác chở xi măng, than đá, clanhke lập tàu trung chuyển ngoài khơi cửa sông Gianh của thị xã Ba Đồn bằng tàu thủy nội địa, chúng tôi giảm chi phí bốc dỡ qua cảng hết mức nhưng họ không đến vì BOT Tasco nằm ở vị trí quá thiệt hại với chúng tôi”.

Tình hình bốc dỡ qua cảng Hòn La năm 2017 theo ông Tuấn là rất èo uột, cố gắng lắm thì hết năm 2017 cũng chỉ chưa đến 900.000 tấn, dưới 50% năng lực, không đủ duy trì chi phí.

Một doanh nghiệp vận chuyển clenke cho biết: “BOT Tasco ăn vào lợi nhuận quá nhiều nên chúng tôi từ bỏ cảng Hòn La để trung chuyển qua sông Gianh, tuy cơ sở hạ tầng không như cảng Hòn La nhưng ít nhất giảm chi phí mua vé vì đi chục cây số mà trả toàn tuyến là hết sức vô lý”. 

Dân cùng doanh nghiệp kêu trời

Hàng loạt doanh nghiệp trong khu kinh tế Hòn La kêu trời vì cho rằng trạm BOT Tasco thu phí toàn tuyến là quá bất công bằng khi họ chỉ sử dụng 7km đường Tasco làm.

Ông Nguyễn Hoàng Sang, Giám đốc Điều hành công ty Thanh Thành Đạt cho biết: “Công ty sát trạm thu phí, sử dụng đường của Tasco 7km, nhưng mỗi chuyến xuất dăm gỗ từ 25-30 xe phải trả phí vé toàn tuyến 5,4 triệu đồng, mỗi tháng hơn 135 triệu tiền vé. Với doanh nghiệp dăm gỗ, chi phí đó đội giá lên quá cao”.

BOT Tasco “bức tử” cảng nước sâu Hòn La? ảnh 1 Trạm BOT Tasco đặt tại xã Quảng Phú khiến Khu kinh tế Hòn La ảnh hưởng.

Một doanh nghiệp dăm gỗ khác cho biết, mỗi đêm 300 tấn dăm gỗ chui trạm Tasco, chặng đường đi rất ngắn, nhưng phải trả vé đến 10 triệu đồng, chi phí tăng lên quá cao, đi ngắn mà trả đường dài toàn dự án làm cho doanh nghiệp này khó khăn và trước mắt đã dừng sản xuất dăm gỗ mấy tháng nay.

Tương tự, có một số doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ ở Hòn La đã ngừng hoạt động vì vé ở BOT Tasco đang bán ra cao khi chỉ sử dụng một đoạn đường ngắn.

Ông Lê Nam, Giám đốc Công ty TNHHTM Lê Dũng Linh có lĩnh vực xuất nhập khẩu bò thịt qua cảng Hòn La cho biết: “Trại bò của chúng tôi nằm trên đường cụm công nghiệp Văn-Châu-Tiến Hóa, sử dụng đường của Tasco rất ít, chừng 10 cây số, nhưng bị ép mua vé toàn bộ tuyến Tasco mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A. Chúng tôi sử dụng bao nhiêu thì đơn vị phải bán bấy nhiêu chứ không thể bắt chúng tôi đi 10km lại trả hơn 30 km được. Trạm Tasco nằm đó thực sự đang làm khó sự phát triển kinh tế của Quảng Bình và vùng phụ cận, phải di dời ra vùng giáp với Đèo Ngang hoặc vào cầu Gianh để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển trong khu kinh tế Hòn La, nếu không Khu kinh tế này khó đi lên”.

BOT Tasco “bức tử” cảng nước sâu Hòn La? ảnh 2 Đường do Tasco mở rộng sau 2 năm đã hằn lún sống trâu nguy hiểm.

Ông Lê Quân, một người dân ở xã Quảng Đông cho biết, trạm đặt ở Quảng Phú gây ra nhiều khó khăn cho nhiều người dân có ô tô ở xã đi vào huyện, sử dụng chừng 20km để vào huyện chứng thực giấy tờ nhưng trả hết toàn tuyến là khó cho dân. Có ngày phải chạy ra chạy vào chui trạm đến 10 lần thì tiền của dân cạn nhanh lắm.

Trong khi đó, anh Nguyễn Lam ở xã Quảng Xuân đánh giá, từ xã đi ra mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sử dụng hơn 15km đường của Tasco mà trả tiền toàn bộ đường họ làm là một sự kinh doanh quá vụ lợi, không nên thu tiền của người dân địa phương viếng mộ Đại tướng một cách thẳng tưng như thế.

Ông Võ Quang Đạt, Chủ tịch Mặt trận xã Quảng Đông nêu: “Lúc tôi làm Chủ tịch UBND xã, Tasco xin đặt trạm thu phí tại Quảng Đông nhưng xã không đồng ý vì quá gần trạm thu phí hầm đường bộ Đèo Ngang, 7 cây số mà 2 trạm liên tục nên dân không đồng ý. Với vị trí đặt ở xã Quảng Phú thì lại quá bất tiện nữa, làm đó là hạn chế sự phát triển của cảng biển Hòn La, Khu kinh tế Hòn La. Cần di dời vào khu vực sông Gianh là hợp lý. Nằm ở Quảng Phú là chặn lối để tận thu”.

Ông Nguyễn Văn Dưỡng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình cho biết không trả lời qua điện thoại, có vấn đề gì thì ra Hà Nội.

Dự án nâng cấp, mở rộng QL 1 phía Bắc tỉnh Quảng Bình dài 32 km, đi qua một phần huyện Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn, do Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình làm chủ đầu tư với số vốn hơn 2.000 tỉ đồng. Sau khi thông xe vào tháng 6-2015, trạm thu phí đặt tại xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch), thời gian thu phí 22 năm. Sau 2 năm thu tiền, nó nhanh chóng xuống cấp, điển hình ở đoạn qua xã Thanh Trạch (huyện Bố Trạch), phường Quảng Thuận (thị xã Ba Đồn)…, nhiều điểm hằn lún bánh xe 2-3 cm, tạo nên đường sống trâu rất dài. Đặc biệt, ở đoạn qua cầu Gianh (huyện Bố Trạch) xuất hiện nhiều vết lún sâu.

Theo SGGP

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?