Điểm nóng tiền lẻ, BOT Cai Lậy và QL5 có gì khác nhau?

(Ngày Nay) - Cùng bị phản đối về vị trí bằng chiêu xài tiền lẻ nhưng câu chuyện tại trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang và trạm thu phí số 1 của QL5, Hưng Yên lại có khá nhiều sự khác biệt.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy
Trạm thu phí BOT Cai Lậy

Ngày 7/9, sau khi nhận định người nghèo không bị ảnh hưởng bởi các trạm BOT do người lao động dùng xe máy đã được miễn phí, ông Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH - đã ngầm so sánh câu chuyện tại hai trạm thu phí BOT vốn rất nóng trong thời gian là trạm tại Cai Lậy, Tiền Giang và trạm QL5 ở Văn Lâm, Hưng Yên.

Ông Kiên cho rằng tại dự án Cai Lậy, sự phối hợp các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương là không tốt mới dẫn đến tình trạng DN vận tải rồi lãnh đạo tỉnh có phản ứng.

Trong khi đó, ông Kiên đánh giá cách ứng xử của cơ quan địa phương hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương nhuần nhuyễn hơn ở Tiền Giang, khi các cơ quan chức năng từ TTGT, CSGT đã phối hợp cùng nhà đầu tư phân luồng tạo chỗ chờ cho các xe mua phí bằng tiền lẻ.

Trên thực tế, hai trạm thu phí cùng bị phản ứng này có gì khác nhau?

Trạm Cai Lậy thuộc dự án xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường QL1 qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT do Cty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Bắc Ái, Công ty CPĐT, thương mại và xây dựng giao thông 1 triển khai với tổng số vốn 1.398,18 tỉ đồng trong đó tiền “tráng men” nâng cấp QL1 là hơn 300 tỉ đồng và không có hỗ trợ của nhà nước.

Toàn bộ vốn đầu tư cho dự án là do chủ đầu tư bỏ ra và đi vay trong đó đi vay ngân hàng là chính. Vị trí trạm dù bị phản ứng nhưng được nhận định là vẫn thuộc phạm vi dự án khi nằm trên QL1 nơi được nâng cấp với số tiền 300 tỉ đồng.

Trong khi đó, ban đầu trạm thu phí QL5 không thuộc dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nhưng khi dự án này triển khai, được cam kết hỗ trợ chi phí phần giải phóng mặt bằng (tương đương hơn 4.000 tỉ đồng).

Tuy nhiên, sau khi dự án hoàn thành, tiền hỗ trợ trên vẫn chưa có nên từ đầu năm 2009, Vidifi, chủ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được tiếp quản trạm thu phí Hưng Yên để hoàn vốn cho dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Sau khi tiếp quản trạm thu phí, từ năm 2013 đến trước 2016, Vidifi chi trả 20% chi phí nâng cấp cải tạo QL5 (vào khoảng 300 tỉ đồng) còn lại 80% do Tổng cục Đường bộ bỏ ra. Từ năm 2016, Vidifi chi toàn bộ tiền cho việc bảo trì trên QL5.

Dù khác nhau về tính chất dự án nhưng cả hai trạm đều bị nhiều lái xe phản ứng vì phí cao và vị trí không hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay trạm thu phí Cai Lậy sau nhiều lần "thất thủ" vẫn chưa hoạt động trở lại, còn trạm Hưng Yên chỉ xả trạm trong gần 1h và vẫn hoạt động bình thường dù nhiều tài xế ra chiêu xài tiền lẻ.

Theo Lao động

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.