Brexit: Pháp muốn đảm bảo quyền tiếp cận của ngư dân với vùng biển Anh

0:00 / 0:00
0:00

Bộ trưởng Clement Beaune cho rằng Anh không nên vừa muốn quyền tiếp cận toàn bộ thị trường chung của châu Âu, vừa muốn đặt các quy định riêng về hoạt động đánh bắt cá.

Ngư dân đánh cá trên vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam nước Anh ngày 12/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngư dân đánh cá trên vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam nước Anh ngày 12/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 5/12, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho rằng một thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh cần phải đảm bảo dựa trên quyền tiếp cận rộng lớn đối với vùng biển của Anh.

Trả lời báo chí khi đề cập tới các hạn ngạch đánh bắt cá trong vùng biển của Anh, Bộ trưởng Beaune cho biết Pháp nhận thức được rằng trong bất cứ thỏa thuận thương mại nào giữa EU và Anh, ngư dân Pháp sẽ không còn có thể duy trì tỷ lệ sản lượng đánh bắt cá hiện tại, song nhấn mạnh một thỏa thuận thương mại cần được xây dựng trên cơ sở quyền tiếp cận "rộng lớn và lâu dài" đối với vùng biển của Anh.

Theo quan chức này, Anh không nên vừa muốn quyền tiếp cận toàn bộ thị trường chung của châu Âu, vừa muốn đặt ra các quy định riêng về hoạt động đánh bắt cá.

Bộ trưởng Beaune đồng thời tái khẳng định Pháp sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết của mình nến thấy rằng thỏa thuận cuối cùng "không tốt đẹp."

Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von de Layen và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc điện đàm để tìm cách phá vỡ thế bế tắc trong đàm phán thỏa thuận thương mại hậu Brexit.

Tuy nhiên, tuyên bố chung sau điện đàm cho biết khác biệt vẫn tồn đọng và hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để giải quyết. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đã chỉ đạo các trưởng đoàn đàm phán nối lại nhóm họp trong ngày 6/12.

Bản thân bà Ursula von de Layen và Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng sẽ điện đàm vào chiều tối 7/12.

Tuyên bố khẳng định sẽ không thể đạt được thỏa thuận nếu bất đồng hiện nay không thể giải quyết.

Ngày 31/12 tới đánh dấu thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển tiếp và Anh chính thức rút khỏi EU. Đây cũng là thời hạn chót để hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại cho giai đoạn hậu Brexit.

Sau hơn 8 tháng đàm phán, giữa Anh và EU còn một số bất đồng, trong đó có vấn đề tạo sân chơi bình đẳng, trợ cấp của nhà nước và đánh bắt cá.

Trong diễn biến liên quan, tờ The Times đưa tin các bộ trưởng trong Nội các Anh cho biết họ sẽ ủng hộ Thủ tướng Johnson trước viễn cảnh Brexit không thỏa thuận.

Theo báo này, tổng cộng 13 bộ trưởng trong nội các, bao gồm 8 người phản đối Brexit, cho hay họ sẽ ủng hộ viễn cảnh không có thỏa thuận nếu Thủ tướng Johnson kết luận rằng điều đó là cần thiết.

Theo Vietnamplus
Bình luận
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.
Trụ sở Baidu ở Trung Quốc.
Baidu ra mắt mô hình AI mới cạnh tranh với DeepSeek
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, Baidu đã ra mắt 2 mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới cung cấp khả năng suy luận đa phương thức nâng cao và có giá thấp hơn so với các sản phẩm tương đương của DeepSeek.
Trẻ bị chó nhà tấn công tại Hà Nội
Cảnh báo bệnh dại sắp 'vào mùa'
(Ngày Nay) - Mới đây, phòng tiêm chủng vaccine thuộc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Đáng chú ý, có trường hợp con vật chết ngay sau đó - dấu hiệu đặc biệt liên quan đến bệnh dại.