Bức thư tiết lộ những năm cuối đời đầy đau đớn của Napoléon

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một ghi chú hiếm hoi được viết bởi một bác sĩ điều trị cho hoàng đế Napoléon Bonaparte đã tiết lộ sự thật về những năm tháng cuối đời phải chịu đựng bệnh tật và đau đớn của thiên tài quân sự nước Pháp.
Bức thư tiết lộ những năm cuối đời đầy đau đớn của Napoléon

Một bức thư đề ngày 4 tháng 6 năm 1818, được viết bởi bác sĩ phẫu thuật Barry Edward O'Meara, người đã điều trị cho Napoléon khi ông sống lưu vong trên hòn đảo St. Helena xa xôi ở Nam Đại Tây Dương.

Nhận xét về "sức khỏe kém" của Napoléon, bức thư mô tả việc cựu hoàng nước Pháp đã "trải qua những đau đớn nghiêm trọng về thể xác", bao gồm đau đầu, đau tay phải, sốt, tim đập nhanh.

Trong bức thư được tổ chức Đấu giá Di sản ở Texas bán cho một người Anh giấu tên với giá 2.000 USD, bác sĩ O'Meara cũng tiết lộ rằng ông đã phải nhổ một trong những chiếc răng trên bên trái của Napoléon sau khi ông bị "hành hạ" bởi cơn đau răng.

Theo các nhà sử học, hoàng đế Pháp và O'Meara từng là bạn, sau này là bác sĩ phẫu thuật cấp cao trên tàu HMS Bellerophon khi Napoléon đầu hàng vào năm 1815 sau thất bại trong trận Waterloo.

Napoléon yêu cầu O'Meara trở thành bác sĩ của mình trong thời gian bị lưu đày, các nhà sử học cho biết. Chính phủ Anh ra lệnh trao trả bác sĩ O'Meara vào tháng 7 năm 1818.

Napoléon, người trị vì nước Pháp trong 15 năm, qua đời trên đảo St. Helena vào năm 1821 sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư dạ dày.

Một phát ngôn viên của Tổ chức Đấu giá Di sản cho biết đây là một bức thư hiếm và "trong tình trạng tuyệt vời nếu xét đến tuổi tác và hành trình của nó."

Chuyên gia Sandra Palomino từ nhà đấu giá Heritage Auctions cho rằng tư liệu cổ này cung cấp "một cái nhìn mới mẻ và độc đáo về cuộc đời của chính khách và nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại của Pháp, vì vậy tầm quan trọng lịch sử của nó không thể bị đánh giá thấp."

Mối quan tâm đến thiên tài quân sự Napoléon vẫn còn rất lớn cho đến ngày nay. Vào năm 2019, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một bộ xương một chân ở Nga được các nhà sử học tin rằng là một trong những vị tướng của ông, Charles-Etienne Gudin.

Nhóm các nhà khảo cổ Pháp và Nga đã phát hiện ra bộ xương 200 năm tuổi trong một cuộc khai quật ở thành phố Smolensk của Nga, cách thủ đô Moscow khoảng 250 km về phía tây.

Và vào năm 2018, một chiếc mũ được cho là của Napoléon đã được đội trong trận Waterloo đã được bán với giá hơn 400.000 USD trong một cuộc đấu giá ở Lyon, Pháp. Chiếc mũ được cho là một trong khoảng 120 chiếc mũ quân phục được Napoléon đội.

Theo CNN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.