Cả thế giới 'toát mồ hôi' vì cuộc khủng hoảng tại Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một làn sóng COVID-19 tại Ấn Độ có nguy cơ làm đình trệ sự phục hồi kinh tế của nước này và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho một số ngành công nghiệp toàn cầu quan trọng.
Cả thế giới 'toát mồ hôi' vì cuộc khủng hoảng tại Ấn Độ

Trong nhiều tuần qua, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đang phải vật lộn để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Mỗi ngày, các chuyên gia kinh tế lại hạ mức tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm nay.

Cho đến nay, Thủ tướng Narendra Modi vẫn phản đối những lời kêu gọi áp đặt một đợt phong tỏa toàn quốc, mặc cho nhiều tiểu bang đang tự ban hành các quy định phòng dịch khác nhau.

Bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ, nhiều ngành công nghiệp toàn quốc vốn phụ thuộc vào quốc gia Nam Á này đang lo lắng tìm các giải pháp thay thế. Nếu không giải quyết được cuộc khủng hoảng, các mặt hàng như quần áo, thuốc men, cho đến dịch vụ tài chính và vận chuyển đều có nguy cơ rơi vào vòng xoáy bất ổn.

Chuỗi cung ứng toàn cầu

Theo Hội nghị Thế giới về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc, khoảng 80% hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường thủy và phần lớn các thủy thủ đoàn chuyên nghiệp là người Ấn Độ.

Theo Guy Platten, Tổng thư ký Phòng Vận tải biển Quốc tế,n 20 hơ0.000 trong số khoảng 1,7 triệu thuyền viên trên toàn cầu đến từ Ấn Độ. Nhiều người trong số họ có các cấp bậc và vai trò sĩ quan đòi hỏi các kỹ năng quan trọng.

"Chúng tôi hy vọng rằng tình huống này có thể sớm được giải quyết. Nếu không, nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Platten nói.

Trước tình trạng các quốc gia cấm các chuyến bay từ Ấn Độ, ông René Piil Pedersen - người đứng đầu Bộ phận Quan hệ Hàng hải của Maersk, công ty vận tải hàng hải lớn nhất thế giới, hy vọng rằng các quốc gia nên phân biệt giữa du khách thông thường và những chuyên gia hàng hải.

"Nếu không, thế giới có thể đối mặt với cả mối đe dọa nghiêm trọng đối với dòng chảy hàng hóa toàn cầu và cuộc khủng hoảng nhân đạo, bởi các thủy thủ đoàn sẽ không thể rời tàu và trở về nhà", ông Pedersen chỉ ra.

Đại dịch đã khiến vận tải biển toàn cầu trở nên hỗn loạn vào năm ngoái, khi gần 200.000 thuyền viên bị mắc kẹt trong nhiều tháng do các sân bay và hải cảng đều bị phong tỏa.

"Một số nơi, chẳng hạn như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore, Hong Kong và Trung Quốc đã áp dụng các hạn chế kiểm dịch nghiêm ngặt đối với các tàu đến từ các cảng của Ấn Độ", ông Sankar Narayanan, giám đốc vận chuyển tại công ty vận tải và hậu cần GAC Ấn Độ, cho biết.

Vaccine và dược phẩm

Trước đại dịch, Ấn Độ là trung tâm sản xuất vaccine của thế giới (chiếm hơn 60% sản ượng vaccine toàn cầu). Đất nước này là nơi đặt trụ sở của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.

Khả năng sản xuất lớn đã khiến Ấn Độ được coi là bên tham gia chính trong sáng kiến COVAX của WHO.

Cả thế giới 'toát mồ hôi' vì cuộc khủng hoảng tại Ấn Độ ảnh 1

Dịch bệnh tại Ấn Độ đã làm chậm tiến độ tiêm chủng vaccine toàn cầu. Ảnh: CNN

Năm ngoái, SII đã đồng ý sản xuất tới 200 triệu liều vaccine COVID-19 cho 92 quốc gia. Tuy nhiên, với chỉ 2% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ, chính phủ và SII đã chuyển trọng tâm từ việc xuất khẩu sang cung cấp vaccine cho người dân trong nước.

Tuy nhiên, thiếu hụt vaccine ngừa COVID-19 không phải tin xấu duy nhất. Ngành dược phẩm thế giới cũng đang lâm nguy do thiếu nguồn cung từ Ấn Độ.

Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc lớn nhất thế giới, nhưng hiện đang thiếu nhiều nguyên liệu thô do ảnh hưởng của đại dịch, 70% nguyên liệu thô của các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ đến từ Trung Quốc.

Vào cuối tháng 4, hãng hàng không Tứ Xuyên của Trung Quốc đã đình chỉ các chuyến bay chở hàng đến Ấn Độ trong 15 ngày. Điều đó đã khiến tập đoàn xuất khẩu dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ viết thư cho đại sứ của Ấn Độ tại Bắc Kinh, thúc giục ông can thiệp.

Trong thư, ông Ravi Udaya Bhaskar, Tổng giám đốc của Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dược phẩm của Ấn Độ, gọi quyết định đình chỉ này là "đáng lo ngại" và nói rằng nó có thể gây "hiệu ứng tầng" đối với chuỗi cung ứng.

"Hầu hết các quốc gia phụ thuộc vào Ấn Độ về nguồn thuốc và Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu thô. Đây sẽ là một cú đánh lớn đối với chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu nếu thương mại giữa hai bên bị gián đoạn", phó giáo sư Tinglong Dai tại Trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey, nhận định.

Hiện tại, tác động này vẫn còn hạn chế. ông Ravi Udaya Bhaskar cho biết các công ty lớn có đủ nguyên liệu thô để sản xuất trong vòng ba đến bốn tháng tới và hoạt động thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ sớm được nối lại.

Đồ may mặc

Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và ngành này hiện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

Arpit Aryan Gupta, đối tác và giám đốc của nhà sản xuất quần áo NG Apparels, cho biết: "Đây là lần đầu tiên thế hệ chúng tôi phải trải qua điều gì đó như thế này. Không ai chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng này".

NG Apparels cung cấp mặt hàng cho các thương hiệu bao gồm New Balance và Nordstrom, sử dụng khoảng 100 công nhân lành nghề và gần 50% trong số họ đã bỏ việc kể từ khi làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát.

Theo công ty tư vấn Wazir Advisors, các trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn là Delhi và Bangalore cũng là những bang có số lượng người nhiễm COVID-19 cao, tỷ lệ nghỉ việc của công nhân tại hai bang này đã lên tới 50%.

Cả thế giới 'toát mồ hôi' vì cuộc khủng hoảng tại Ấn Độ ảnh 2

Theo Wazir Advisors, lượng tiêu thụ và xuất khẩu của ngành quần áo trong nước năm ngoái đã giảm lần lượt 30% và 24%. Ảnh: CNN

Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu đồ da lớn trên toàn cầu. Quốc gia này là nước xuất khẩu hàng may mặc bằng da lớn thứ hai và cũng là nhà sản xuất giày dép lớn, với công suất gần 3 tỷ đôi hàng năm.

Năm ngoái, đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp da của Ấn Độ, các doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu phục hồi trước khi làn sóng thứ hai bùng phát, dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt và thiếu công nhân lành nghề.

Các dịch vụ tài chính

Các ngân hàng lớn và các công ty kế toán hàng đầu thế giới đang nỗ lực để duy trì hoạt động trực tuyến của họ, do Ấn Độ đóng vai trò như một trung tâm công nghệ thông tin.

Nhiều công ty đã thuê một số lượng lớn các công việc vận hành và công nghệ thông tin cho Ấn Độ trong những thập kỷ gần đây.

Một số công ty đang thực hiện một số biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, bao gồm chuyển các công việc sang các nước khác, khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và kéo dài thời hạn của dự án.

Ví dụ như hai ngân hàng Goldman Sachs và Wells Fargo đã buộ các nhân viên làm việc từ xa. Nhưng làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch rất phức tạp, đặc biệt nếu nhân viên phải chăm sóc người thân bị ốm. Ngoài ra còn có những thách thức xung quanh vấn đề bảo mật dữ liệu.

Các ngân hàng của Vương quốc Anh như Barclays, NatWest và Standard Chartered chọn cách chuyển hướng công việc sang các quốc gia khác để giảm bớt áp lực cho nhân viên ở Ấn Độ.

Theo CNN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.