Các công ty dược Mỹ sẽ thu lãi khổng lồ nhờ đại dịch

Dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, rất nhiều ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trầm trọng. Tuy nhiên, ngành dược không chỉ sống sót mà còn ăn nên làm ra.
Các đại gia dược phẩm kiếm lãi khổng lồ từ những loại thuốc được phát triển bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Ảnh: NYT.
Các đại gia dược phẩm kiếm lãi khổng lồ từ những loại thuốc được phát triển bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Ảnh: NYT.

The Intercept dẫn lời chuyên gia Gerald Posner - tác giả cuốn Pharma: Greed, Lies, and the Poisoning of America - nhận định: "Dịch virus corona chủng mới là cơ hội hiếm có của các doanh nghiệp dược phẩm".

Khi dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) rồi lan rộng trên phạm vi toàn cầu, các nước cần một lượng lớn dược phẩm, phương pháp điều trị, vaccine và bộ xét nghiệm. Tại Mỹ, hàng chục công ty dược đang cạnh tranh gay gắt để sản xuất các phẩm này.

"Họ đều lao vào cuộc đua bởi phần thưởng sẽ là cực lớn. Dịch Covid-19 sẽ đem lại cho ngành công nghiệp dược phẩm doanh thu và lợi nhuận bom tấn. Đại dịch càng tồi tệ, lợi nhuận của công ty dược càng lớn”, chuyên gia Posner nhấn mạnh.

Theo The Intercept, ở Mỹ các công ty dược dễ dàng thu lợi khổng lồ bởi quốc gia này không có cơ chế kiểm soát giá giống như nhiều nước khác. Tại Mỹ, các hãng được tự do thiết lập giá sản phẩm.

Tha hồ nâng giá thuốc

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, doanh nghiệp dược thậm chí có thể nâng giá sản phẩm lên nhiều lần, bởi các chuyên gia vận động hành lang đã đưa thành công vào gói chống dịch trị giá 8,3 tỷ USD - được chính quyền Mỹ thông qua tuần trước - một số ngôn từ giúp ngành dược tối đa hóa lợi nhuận.

Ban đầu, một số nghị sĩ Mỹ tìm cách đảm bảo rằng chính quyền liên bang sẽ hạn chế lợi nhuận ngành dược thu từ vaccine và biện pháp trị liệu bệnh Covid-19 mà các hãng phát triển dựa trên nguồn vốn nhà nước.

Hồi tháng 2, Hạ nghị sĩ Jan Schakowsky và một số nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Donald Trump "đảm bảo rằng vaccine được phát triển từ tiền thuế của dân sẽ có mức giá vừa phải".

Tuy nhiên, hàng loạt nghị sĩ Cộng hòa phản đối việc hạn chế lợi nhuận của ngành dược vì "cản trở nghiên cứu và phát triển". Cuối cùng, gói hỗ trợ được thông qua mà không có bất kỳ quy định nào đảm bảo vaccine và thuốc chống virus corona sẽ có mức giá rẻ.

Thậm chí, gói giải cứu này còn có những quy định cản trở chính quyền liên bang Mỹ can thiệp khi giá vaccine và thuốc chống bệnh Covid-19 bị đẩy lên quá cao. "Các nhà vận động hành lang xứng đáng được ngành dược tặng huân chương", chuyên gia Posner mỉa mai.

Trên thực tế, các đại gia dược Mỹ luôn thu lợi lớn từ những khoản đầu tư của chính phủ. Từ thập niên 1930, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) rót khoảng 900 tỷ USD vào nghiên cứu được hàng loạt công ty dược sử dụng để sản xuất thuốc có bản quyền.

Toàn bộ số dược phẩm được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt trong thời kỳ 2010-2016 đều được phát triển bằng tiền thuế thông qua NIH. Người dân Mỹ ước tính đã chi hơn 100 tỷ USD tiền thuế cho các nghiên cứu giai đoạn này.

Thuốc chống HIV AZT và liệu pháp điều trị ung thư Kymriah - có mức giá lên đến 475.000 USD - đều được phát triển bằng vốn nhà nước, nhưng trở thành nguồn thu khổng lồ của các công ty dược tư nhân.

Thuốc chữa viêm gan C sofosbuvir được phát triển từ nguồn tài trợ của NIH, và giờ Gilead Sciences nó bán với giá 1.000 USD/viên. Gilead kiếm được 44 tỷ USD chỉ trong 3 năm đầu tiên bán loại thuốc này trên thị trường.

Các đại gia dược thu lợi khổng lồ

Người dân Mỹ phải mua thuốc với giá cắt cổ, và toàn bộ lợi nhuận rơi vào tay các hãng dược. Theo The Intercept, các công ty dược trả lương cực cao cho các giám đốc điều hành. Điều tra của Axios cho thấy trong năm 2018, 177 công ty y tế Mỹ trả 2,6 tỷ USD tiền lương cho các giám đốc và quản lý.

Các công ty dược chiếm tới 63% lợi nhuận của toàn ngành y tế Mỹ. Nhóm đại gia dược cũng chi đậm cho tiếp thị và vận động hành lang. Năm 2019, ngành công nghiệp dược phẩm chi tới 295 triệu USD cho các chiến dịch vận động hành lang, nhiều hơn bất kỳ ngành nào khác tại Mỹ và gần gấp đôi ngành điện tử và sản xuất.

Các công ty dược chi rất đậm cho chiến dịch tranh cử của nhiều nghị sĩ thuộc cả đảng Dân chủ và Cộng hòa. Và dịch Covid-19 là cơ hội lớn để các đại gia dược vớ bẫm.

Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ rơi tự do vì phản ứng chậm chạp của chính quyền Tổng thống Donald Trump, giá cổ phiếu của 20 công ty sản xuất vaccine và các sản phẩm khác liên quan đến virus corona không hề giảm.

Giá cổ phiếu của Công ty công nghệ sinh học Moderna - mới tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm vaccine chống virus corona chủng mới - tăng vọt trong khoảng thời gian này.

Giữa tuần trước, khi thị trường chứng khoán Mỹ đỏ lửa, giá cổ phiếu của Eli Lilly tăng vọt sau khi công ty tuyên bố đang nghiên cứu liệu pháp trị liệu Covid-19.

Giá cổ phiếu của Gilead Sciences cũng tăng đáng kể sau khi có tin thuốc remdesivir trị virus Ebola được kê đơn cho bệnh nhân Covid-19. Giá tiếp tục tăng sau khi Wall Street Journal đưa tin thuốc có tác dụng tích cực với một nhóm bệnh nhân.

Một số công ty dược như Johnson & Johnson, DiaSorin Polar và QIAGEN xác nhận đã nhận được tài trợ từ Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ để phát triển vaccine phòng dịch.

Không rõ Eli Lilly and Gilead Sciences có sử dụng tiền ngân sách nhà nước để phát triển các liệu pháp chống virus corona chủng mới hay không. Đến nay, chính phủ Mỹ chưa công bố danh sách các công ty dược nhận tài trợ.

Tuy nhiên, nguồn tin của Reuters cho biết chính quyền Tổng thống Trump yêu cầu các quan chức y tế coi các cuộc thảo luận về dịch Covid-19 là "tài liệu mật".

Theo Zing
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.