Các nước châu Á và NATO xích lại gần nhau

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang xích lại gần hơn về mặt chiến lược với NATO trong bối cảnh mối quan hệ an ninh và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc với Nga.
Các nước châu Á và NATO xích lại gần nhau

Các nhà phân tích cho biết những nỗ lực của NATO nhằm tăng cường hợp tác trong một khu vực ngày càng bị Trung Quốc thống trị có khả năng tạo ra sự ổn định hơn và thực sự được các nhà lãnh đạo châu Á "âm thầm" hoan nghênh.

Tháng trước, NATO cho biết họ sẽ tăng cường hợp tác với 4 đối tác lớn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách nâng cấp quan hệ với Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc dưới tên gọi Chương trình Đối tác phù hợp với từng cá nhân (ITPP).

Các chi tiết của ITPP vẫn đang được thảo luận, nhưng có khả năng bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực như không gian mạng, chống lại thông tin sai lệch và các công nghệ mới nổi.

Bốn quốc gia mà NATO gọi là “đối tác trên toàn cầu”, hay đối tác châu Á - Thái Bình Dương (AP4), cũng đã đồng ý hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh hàng hải, biến đổi khí hậu và khả năng phục hồi.

Ông Stephen Nagy, giáo sư nghiên cứu chính trị và quốc tế tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo (Nhật Bản), cho biết sự hợp tác thể chế của NATO với các nước trong khu vực không nên bị coi là hành vi gây bất ổn.

“Thay vào đó, nó có khả năng tạo ra sự ổn định hơn trong khu vực bằng cách thúc đẩy hợp tác, hiểu biết, chia sẻ thông tin và các chiến lược để đẩy lùi các lĩnh vực như tấn công mạng, thách thức của các công nghệ mới như AI và chống lại thông tin sai lệch”, ông Nagy nói.

Trung Quốc đã phản đối việc các động thái mới nhất của NATO. Phát biểu tại hội nghị Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tuyên bố rằng nỗ lực thiết lập các liên minh của NATO là sự “phóng đại xung đột và đối đầu”.

Tuy nhiên, giáo sư Nagy cho rằng các cuộc thảo luận của NATO hiện đang tập trung vào "sự hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và thiết lập chiến lược để đối phó với những thách thức mà khu vực phải đối mặt", thay vì triển khai các nguồn lực quân sự.

Trong khi một số quốc gia Đông Nam Á bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của liên minh trong khu vực, Nagy cho biết điều này là để đảm bảo rằng “Trung Quốc không bị xúc phạm”.

“Một cách âm thầm, nhiều nhà lãnh đạo hoan nghênh Mỹ, NATO và các tổ chức đa phương khác vào khu vực để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc", vị giáo sư nhận định.

Blake Herzinger, nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chương trình quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ ở Australia, cho biết các đối tác AP4 sẽ tiếp tục hợp tác với NATO về các thách thức xuyên quốc gia như an ninh mạng và hạt nhân, cũng như các mối đe dọa đối với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ.

“Sự hợp tác của NATO với các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là mới, trong một số trường hợp đã kéo dài từ ba thập kỷ trở lên”, ông Herzinger chỉ ra.

Vị chuyên gia cho biết hầu hết các nước trong khu vực “nhìn chung rất vui khi nhận được tín hiệu ủng hộ và thể hiện sự quan tâm” từ các cường quốc như Mỹ và các nước ở châu Âu.

“NATO đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ không coi Trung Quốc là một kẻ thù mà là một thách thức mang tính hệ thống", ông Herzinger nói.

Theo ông Herzinger, thay vì cho rằng NATO và các đối tác đang muốn khiêu khích Trung Quốc, cần phải đặt câu hỏi rằng tại sao các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương “cảm thấy cần thiết và mong muốn tìm kiếm mối quan hệ an ninh sâu sắc hơn với NATO”.

Jae-Jeok Park, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc), cho biết hợp tác công nghiệp quốc phòng và các hoạt động gìn giữ hòa bình có thể được đề cập trong ITPP giữa NATO và Hàn Quốc.

Trong hai lĩnh vực này, Hàn Quốc “ở vị thế tốt hơn để hợp tác với NATO so với Nhật Bản”, ông Park nói, đề cập đến sự nổi lên ngày càng tăng của Seoul với tư cách là nhà cung cấp vũ khí lớn của thế giới.

Ông Park cho biết Mỹ đang cố gắng tạo ra một mạng lưới an ninh do nước này lãnh đạo liên kết các liên minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với NATO ở châu Âu, một sự hợp nhất nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.

“Việc khôi phục mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đặt NATO vào vị trí tốt hơn để hợp tác với AP4", ông Park nói, đề cập đến sự "tan băng" trong mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul.

Celine Pajon, trưởng bộ phận nghiên cứu Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp ở Paris, cho biết Nhật Bản kỳ vọng ITPP sẽ tạo điều kiện chia sẻ thông tin, tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa chung và giải quyết các thách thức trong không gian mạng, không gian bên ngoài và lĩnh vực hàng hải.

"Bằng cách hợp tác với càng nhiều đối tác càng tốt, Nhật Bản muốn tránh bị rơi vào thế bấp bênh giữa Mỹ và Trung Quốc", bà Pajon chỉ ra.

Theo SCMP
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.