Các trường sẽ 'mất quyền' chọn sách giáo khoa từ năm học 2021-2022?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông bám sát theo Luật Giáo dục sửa đổi 2019.
Các trường sẽ mất quyền lựa chọn SGK khoa từ năm học 2021-2022.
Các trường sẽ mất quyền lựa chọn SGK khoa từ năm học 2021-2022.

Theo dự thảo Thông tư, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa (SGK) do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp UBND cấp tỉnh tổ chức lựa chọn SGK. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một Hội đồng.

Thành viên hội đồng lựa chọn SGK gồm: Lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang giảng dạy.

Hội đồng có trách nhiệm lựa chọn SGK theo quy định và tiêu chí của UBND tỉnh; Đề xuất danh mục sách SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Giải trình trước cấp tỉnh về danh mục SGK được lựa chọn, việc tiếp thu ý kiến góp ý về việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông.

Theo quy định tại dự thảo Thông tư, người đã tham gia biên soạn, thẩm định, chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt không được tham gia hội đồng lựa chọn SGK.

Việc lựa chọn SGK để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải tuân theo ba nguyên tắc: SGK phải thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt; mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở một khối lớp lựa chọn một đầu SGK; bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng quy định, SGK được lựa chọn phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương hoặc từng khu vực của địa phương; đồng thời phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Như vậy, điểm mới căn bản của dự thảo thông tư này so với Thông tư số 01 mà Bộ GD&ĐT mới ban hành ngày 30/1/2020 là quyền quyết định lựa chọn SGK nào để giảng dạy trong cơ sở giáo dục phổ thông là UBND cấp tỉnh, không phải các cơ sở giáo dục như quy định hiện hành.

Điều này thực hiện đúng theo quy định tại Điểm C Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục sửa đổi: "UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT".

Lý giải thêm về thay đổi này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT), cho biết, ngay từ khi Thông tư 01 ngày 30/1/2020 ban hành đã xác định sẽ chỉ có hiệu lực từ tháng 1/2020 đến hết tháng 6/2020. Bởi vì, từ ngày 1/7/2020 Luật Giáo dục sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực thi hành thì việc chọn SGK khi ấy sẽ giao cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm.

"Đó là lý do Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư mới quy định về lựa chọn SGK căn cứ theo quy định của luật Giáo dục 2019 để có thể áp dụng từ năm học 2021 - 2022", ông Thành cho hay.

Theo VTC News
TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.