Cảnh báo tình trạng ô nhiễm vi nhựa tại các vùng biển quanh Australia

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra sự xuất hiện của vi nhựa trong thủy hải sản tại các vùng biển quanh Australia.
Cảnh báo tình trạng ô nhiễm vi nhựa tại các vùng biển quanh Australia

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science of the Total Environment, một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Flinders (Australia) đã tiến hành lấy mẫu để đánh giá lượng vi nhựa tại 10 bãi biển ở bang South Australia. Qua phân tích, họ đã tìm thấy hạt vi nhựa ở trong vẹm xanh và nguồn nước nơi nó sinh sống. Điều này đồng nghĩa rằng hạt vi nhựa đã xâm nhập vào các chuỗi cung ứng thực phẩm cho con người, bao gồm cả hải sản được đánh bắt hoang dã hay được nuôi ở vùng biển phía Nam Australia.

Bà Karen Burke da Silva, một trong các tác giả khẳng định nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của việc ngăn chặn tình trạng ô nhiễm vi nhựa thông qua việc hợp tác với cộng đồng, các ngành và chính phủ để bảo vệ hệ sinh thái biển. Phân tích chỉ ra rằng những con vẹm xanh, loài chuyên ăn lọc các sinh vật phù du, đều có hàm lượng vi nhựa từ thấp đến trung bình. Thông qua việc đánh giá hàm lượng vi nhựa, các nhà khoa học kết luận nhựa dùng một lần chính là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường.

Hạt vi nhựa là những mẩu nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Các chuyên gia ước tính có tới hàng nghìn tỷ hạt vi nhựa đang gây ô nhiễm các đại dương và nguồn nước trên thế giới. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hàm lượng vi nhựa ở trong những con vẹm tại các khu vực gần thành thị cao gấp 4 lần những con vẹm được tìm thấy tại các khu vực hẻo lánh. Những loại nhựa được tìm thấy bao gồm polyamide (PA), polyethylene (PE), polypropylene (PP), acrylic resin, polyethylene terephthalate (PET) và cellulose. Đây là những thành phần tổng hợp và bán tổng hợp của đồ nhựa dùng một lần, sản phẩm sử dụng vòng đời ngắn, vải và dây thừng.

Theo chuyên gia Burke da Silva, khu vực được kiểm tra bao gồm những điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu, trong đó có nơi sinh sôi của những loài mực nang lớn ở Vịnh Spencer và hệ sinh thái đại dương đa dạng hơn rạn san hô Great Barrier (ví dụ như vịnh Coffin). Điều này cho thấy công tác dọn dẹp và ngăn ngừa ô nhiễm đang diễn ra quá chậm. Theo nhà khoa học này, bên cạnh việc giảm đánh bắt vẹm xanh, Australia cũng cần chú ý tới hệ quả của việc hạt vi nhựa xâm nhập vào chuỗi nguồn cung thực phẩm khi ô nhiễm vi nhựa sẽ ngày càng gia tăng trong tương lai.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.