Cáp quang biển AAG đã được khôi phục hoàn toàn sau 17 ngày đứt

Theo thông tin từ VNPT, hệ thống cáp quang biển AAG đã được khôi phục và đường truyền Internet tại Việt Nam đã trở lại bình thường từ trưa 23/1.
Cáp quang biển AAG đã được khôi phục hoàn toàn sau 17 ngày đứt

Theo đó, công tác khắc phục hệ thống cáp quang biển AAG đã được hoàn thành vào trưa ngày 22/1, với sự cố gắng khắc phục sự cố của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng như các doanh nghiệp viễn thông công nghệ thông tin tại Việt Nam và nhà quản trị hệ thống AAG.. Đến đêm 22/1/2015, tuyến cáp quang biển này đã được khôi phục hoàn toàn. Như vậy, kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế đã được khôi phục.

Trước đó, vào 8h ngày 5/1, đã xảy ra sự cố khiến tuyến cáp quang biển quốc tế AAG bị lỗi cáp trên đoạn cáp S1H, cách trạm Vũng Tàu 117 km. Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng.
Việc tuyến cáp quang biển quốc tế AAG gặp sự cố đứt cáp ngay trong tuần đầu tiên của năm 2015 đã khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp bị ảnh hưởng. Việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Về nguyên nhân đứt cáp quang trên thế giới, cũng theo đại diện VNNIC, thống kê của chuyên gia Palmer-Felgate (Trưởng dự án sửa chữa cáp biển của Công ty Verizon) cho thấy 70% là nguyên nhân do mỏ neo của các tàu biển, khoảng 10% là do ngư dân vô tình trong quá trình tác nghiệp làm va vướng gây đứt cáp, phần còn lại có thể do thảm hoạ tự nhiên, cá cắn … Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân chính xác là rất khó khăn, phức tạp.
Bình luận
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.