Câu chuyện về bé gái gốc Việt 11 tuổi vào thẳng Đại học Mỹ

Bé gái, thần đồng gốc Việt Enjolina Trương Iqbal là niềm tự hào của Việt Nam khi được nhận thẳng vào Trường Đại học Truman bang Illinois, Mỹ khi mới 11 tuổi.
Câu chuyện về bé gái gốc Việt 11 tuổi vào thẳng Đại học Mỹ

Cô bé người Mỹ gốc Việt, Enjolina Trương Ibaq (tên tiếng Việt là Phi An Trương Ibaq) là một hiện tượng của Trường Tiểu học St.Thomas of Canterbury (bang Illinois, Mỹ) khi cô bé được nhận thẳng vào học chương trình đại học cuối năm 2013 ngay sau khi hoàn thành lớp 5.

Câu chuyện về bé gái gốc Việt 11 tuổi vào thẳng Đại học Mỹ - anh 1

Enjolina (bên trái) trong một tiết học tại Trường Đại học Truman,

bang Illinois, Mỹ

Ham học từ nhỏ

Cất tiếng khóc chào đời vào ngày 25/4/2002, ngay từ lúc nhỏ, Enjolina đã có những biểu hiện khác lạ.

Chị Thu Trương, mẹ Enjolina cho biết: “Con bé biết đi từ 8 tháng tuổi và không ngừng hỏi tôi về mọi thứ. Con bé sẽ không ngừng đeo bám tôi cả ngày đến chừng nào tôi cáu lên mới thôi. Con bé cũng thường quan sát, tìm cách tháo và lắp ráp các đồ dùng trong nhà từ rất sớm”.

Enjolina thuộc hết bảng cửu chương trước 4 tuổi và được vào thẳng lớp 2 ngay khi lên tiểu học. Ở trường Enjolina luôn đạt điểm A, còn khi về nhà cô bé chỉ thích đọc sách.

Chị Thu Trương chia sẻ về thói quen của Enjolina: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy Enjolina thường say sưa đọc những quyển sách về tâm thần học và sinh học hơn là xem tivi hay chơi game. Cha Enjolina là bác sĩ nên nhà có rất nhiều sách về lĩnh vực này.”

Kỳ tích vào Đại học khi mới 11 tuổi

Một buổi chiều, Enjolina đi học về và nói với mẹ chương trình học lớp 5 quá chán và cô bé muốn vào đại học.

Vì thế, sau khi hỏi thăm và nhận được sự ủng hộ của một số giáo viên trong trường chị Thu Trương đã mạnh dạn nộp đơn cho cô bé thi vào trường Đại học Truman.

Vượt xa sự mong đợi của mọi người, thậm chí cha mẹ cô bé cũng không ngờ, Enjolina đã hoàn thành xuất sắc bài thi đầu vào và chính thức trở thành sinh viên Trường đại học cộng đồng Truman vào cuối năm 2013, trước khi chưa đầy 12 tuổi!

Enjolina chia sẻ: “Điều thử thách nhất đối với em không phải là chương trình học hay các bài kiểm tra mà ở việc vượt qua định kiến và sự cười nhạo của mọi người. Nhiều sinh viên khẳng định em sẽ không thể theo nổi vì em còn quá nhỏ tuổi. Tuy nhiên em chọn giải pháp phớt lờ tất cả và tự nhủ tập trung học, vững tin vào chính mình”.

Trí tuệ hơn người và nỗ lực không ngừng nghỉ

“Nếu may mắn được sinh ra là thần đồng mà không làm việc chăm chỉ, quyết tâm cao thì con đường của chúng ta sẽ chẳng đi tới đâu. Những điểm A của tôi đến từ những tháng ngày cật lực “cày” bài vở, những đêm thức trắng và tập trung cao độ... chứ không phải chỉ đến từ trí não” - Enjolina chia sẻ.

Thành tích của Ẹnjolina không chỉ là thành quả của một trí tuệ hơn người mà còn của những nỗ lực không ngừng nghỉ.

Nhận xét về Enjolina, bà Helen Valdez, trợ lý giáo sư bộ môn toán Trường Đại học Truman cho biết bà có cơ hội giảng dạy cô sinh viên “tí hon” này ở hai môn học và Enjolina đều đạt điểm cao nhất ở cả hai lớp dù độ tuổi cách xa các bạn cùng học.

"Cô bé không chỉ thông minh mà còn luôn hết mình trong học tập, luôn học hỏi từ mọi người. Enjolina là một trong những sinh viên xuất sắc nhất trong quãng đời đi dạy 27 năm của tôi”, bà Helen Valdez nói.

Còn với bà Jessica K. S. Mahoney, giảng viên bộ môn phê bình lý luận Trường Đại học Truman, nhận xét: “Enjolina là sinh viên luôn tò mò và khát khao được lật tung mọi vấn đề, nhỏ bé nhưng quyết tâm vô cùng lớn. Tôi từng rất lo lắng khi một số đề tài trong lớp thường không phù hợp với lứa tuổi của Enjolina. Nhưng tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng những góc nhìn, quan điểm cô bé đưa ra luôn rất chín chắn và thuyết phục ngoài sự mong đợi”.

Hoài bão to lớn

Về dự định trong tương lai, Enjolina cho biết trước hết sẽ tập trung học thật tốt để có thể lấy được bằng MCAT (Medical College Admission Test - là kỳ thi dành cho các sinh viên muốn xin vào trường y khoa) cũng như đạt mức điểm tuyệt đối tại Đại học Truman để có thể được xét vào Đại học Y Baylor.

Trong tương tai gần, Enjolina hi vọng sẽ mở một phòng thí nghiệm ADN để nghiên cứu và bào chế thuốc.

Hiện tại Enjolina đang thực hiện một số clip dạy toán trên YouTube. Cô bé chia sẻ: “Em lên mạng và thấy hầu hết mọi người chỉ thích xem những clip thiên về giải trí, làm đẹp. Những điều này quan trọng đến thế sao? Em mong muốn có thể giúp các bạn trẻ nhận ra rằng khoa học cũng rất thú vị. Và chỉ có học tốt mới có thể tạo ra một thế hệ mới thành công,những nhà nghiên cứu, những kỹ sư, bác sĩ đáng tự hào”.

Enjolina chưa có dịp về thăm lại Việt Nam nhưng cô bé có thể hiểu và giao tiếp bằng tiếng Việt được – mẹ cô bé tâm sự. Enjolina nói sau khi hoàn thành việc học, cô bé sẽ hoàn thiện thêm vốn tiếng Việt của mình.

Xem thêm:

1. Hoài Linh đứng đầu TOP 10 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất tới cộng đồng Việt

2. Điểm danh 9 gương mặt "triệu đô" của điện ảnh Việt

3. Charles Phan – 'Huyền thoại ẩm thực Việt' nổi danh trên đất Mỹ

4. Độc chiêu khuynh đảo đất Mỹ của “ông hoàng” tương ớt người Việt

5. Con đường trở thành tỷ phú đất Mỹ của "nàng lọ lem" gốc Việt

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).