Châu Á trong cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới vệ tinh do thám

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, cả Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đang nỗ lực gia nhập cuộc chạy đua do thám ngoài không gian.
Châu Á trong cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới vệ tinh do thám

Đối mặt với môi trường an ninh ngày càng phức tạp, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác đang tăng cường mạng lưới vệ tinh để theo dõi các động thái quân sự trong khu vực.

Các vệ tinh trinh sát sẽ theo dõi các diễn biến, từ việc điều động quân đến phóng tên lửa, ở độ cao 500 km. Thông tin này có thể giúp các quốc gia nhắm mục tiêu chính xác vào đối phương trong một cuộc xung đột quân sự.

Theo báo cáo Cân bằng Quân sự do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London công bố, Trung Quốc đã vận hành 136 vệ tinh trinh sát vào năm 2022, tăng từ 66 vệ tinh vào năm 2019.

Ngoài các vệ tinh chụp ảnh bề mặt Trái đất, chính quyền Bắc Kinh cũng đang mở rộng đội vệ tinh tình báo điện tử (ELINT) và tình báo tín hiệu (SIGINT), có thể chặn thông tin điện tử.

Theo báo cáo tháng 10 của Bộ Quốc phòng Mỹ, các vệ tinh tình báo, giám sát và trinh sát do Trung Quốc vận hành “có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu vào các lực lượng của Mỹ và đồng minh trên toàn thế giới, đặc biệt là trên toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

“Những vệ tinh này cũng cho phép quân đội Trung Quốc giám sát các điểm nóng tiềm ẩn trong khu vực, bao gồm Bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ Dương và Biển Đông", báo cáo chỉ ra.

Triều Tiên coi vệ tinh do thám là ưu tiên quân sự hàng đầu cùng với công nghệ hạt nhân và tên lửa, cho phép nước này giám sát các tàu sân bay Mỹ trong thời gian thực. Nước này đã hai lần phóng vệ tinh đều thất bại vào năm 2023, nhưng lần phóng thứ ba vào tháng 11 đã thành công.

Vệ tinh quân sự được cho là có thể xác định được cả những vật thể nhỏ trên mặt đất, đóng vai trò quan trọng trong chiến đấu. Hình ảnh vệ tinh của Mỹ được cho là đã hỗ trợ Ukraine có phản ứng ban đầu trước cuộc tấn công của Nga.

Ấn Độ, quốc gia đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng với Trung Quốc, đã phóng một loạt vệ tinh chụp ảnh radar (RISAT), mở rộng mạng lưới từ 12 vệ tinh vào năm 2019 lên 16.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang tìm cách mở rộng hệ thống vệ tinh của họ nhằm mắt đến Trung Quốc và Triều Tiên.

Nhật Bản bắt đầu vận hành vệ tinh vào năm 2004 để thu thập thông tin an ninh và thảm họa. Nước này có kế hoạch tăng số lượng vệ tinh trong mạng lưới của mình lên 9 vào năm tài chính 2029 so với 5 vệ tinh hiện tại.

Vệ tinh do thám đầu tiên của Hàn Quốc được phóng vào tháng 12 vừa qua. Nước này dự kiến có 5 vệ tinh hoạt động do quân đội vận hành đến năm 2025, với lần phóng thứ hai dự kiến vào tháng 4 và lần thứ ba vào tháng 11.

Việc vận hành các vệ tinh vốn rất tốn kém. Chính phủ Nhật Bản đã dành 80 tỷ yên (545 triệu USD) mỗi năm để phát triển và vận hành các vệ tinh thu thập thông tin. Theo công ty, một vụ phóng tên lửa Falcon 9 tiêu chuẩn của SpaceX có giá 67 triệu USD.

Hàn Quốc đã sử dụng tên lửa Falcon 9 cho lần phóng vệ tinh vào tháng 12, mặc dù quân đội nước này đang chế tạo tên lửa riêng để tiết kiệm thời gian. Sự xuất hiện của các công ty vũ trụ có thể giúp hạ giá thành các vụ phóng, khiến nhiều nền kinh tế mới nổi tham gia cuộc đua vệ tinh.

Mạng lưới vệ tinh lớn sẽ cho phép các quốc gia theo dõi chặt chẽ hơn các khu vực nhất định. Tuy nhiên, những nước bị coi là mục tiêu sẽ đẩy nhanh việc phát triển khả năng tấn công bất ngờ nhằm phá vỡ các nỗ lực do thám. Triều Tiên đang nghiên cứu tên lửa nhiên liệu rắn và tàu ngầm.

Để giữ cho chi tiêu quốc phòng không vượt khỏi tầm kiểm soát, các nước châu Á sẽ cần tăng cường khả năng trinh sát một cách hiệu quả. Nhật Bản và Hàn Quốc đang cân nhắc ý tưởng về các chùm vệ tinh, kết nối một nhóm các vệ tinh nhỏ hơn, rẻ tiền hơn với nhau.

Tận dụng những phát triển liên quan đến quốc phòng trong không gian để thúc đẩy nghiên cứu học thuật và nỗ lực công nghiệp cũng rất quan trọng. Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật thành lập cơ quan vũ trụ mới của chính phủ, theo mô hình của NASA.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.