Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xúc tiến biên soạn, chuẩn bị một chương trình cho giáo dục mầm non kiểm soát được chất lượng cũng như có sự đầu tư. Để có điều này, ngành giáo dục cần những rà soát mang tính quy mô về nguồn lực giáo viên cũng như cơ sở vật chất để đáp ứng.
Chính sách để đảm bảo chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới

Góc nhìn từ chuyên gia

Liên quan đến những tác động đối với một chương trình cải cách, ông Phill Lambert, Giáo sư thỉnh giảng Đại học Sydney, nguyên Giám đốc Cơ quan Quốc gia Australia về Chương trình giảng dạy, Đánh giá và Giám sát lưu ý bốn khuyến nghị để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi vì lợi ích của trẻ em, xã hội và quốc gia.

Đầu tiên là cần có các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng. Các tiêu chuẩn đó cần có một khuôn khổ được so sánh với thông lệ tốt nhất trên thế giới về chương trình giảng dạy, phương pháp sư phạm, đánh giá và tự đánh giá. Việc giám sát các dịch vụ là cơ bản để đảm bảo tuân thủ, tư duy cải tiến liên tục và xác định các ưu tiên để hỗ trợ thêm và phổ biến các thông lệ, bài học kinh nghiệm tốt.

Tiếp theo là cần có sự tham gia của toàn xã hội trong nỗ lực đạt được kết quả chất lượng cao – không chỉ những người làm việc trong ngành, mà tất cả các cơ quan chính phủ, khu vực kinh doanh, lãnh đạo ngành, chính trị gia và giới truyền thông.

Cuối cùng, theo Giáo sư Phill Lambert, cần thực hiện đầu tư thông minh để nâng cao vị thế của nghề giáo, nâng cao trình độ chuyên môn của các nhà giáo dục và trên hết là cho trẻ em… không chỉ cho cá nhân mà còn cho xã hội và quốc gia.

Còn Tiến sĩ Aija Rinkinen, chuyên gia giáo dục cao cấp tại Ngân hàng Thế giới thông tin, Giáo dục mầm non ở Phần Lan dựa trên phương pháp tiếp cận tích hợp để chăm sóc, giáo dục và dạy dỗ trẻ, được gọi là mô hình “giáo dưỡng”, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp sư phạm. Trẻ được học thông qua chơi là điều cốt yếu. Tỷ lệ giáo viên - trẻ em theo yêu cầu là 1:7 với nhóm trẻ từ 3 tuổi trở lên và 1:4 đối với nhóm trẻ dưới 3 tuổi.

Vì thế để cung cấp giáo dục mầm non chất lượng cao, năng lực chuyên môn vững chắc là yêu cầu tiên quyết. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên là điều quan trọng và cần thiết. Giáo viên không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy theo đúng lý thuyết, chương trình mà còn phải phát triển tâm lý ở trẻ, tăng cường giao tiếp, tương tác, phát triển năng lực bản thân trẻ cũng như kết nối với phụ huynh, gia đình và xã hội để mang đến hiệu quả toàn diện.

Giải quyết căn cơ những thực trạng tại Việt Nam

Tuy nhiên, nhìn lại thực tế của Việt Nam, Phó Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Tuấn Anh cho biết: Hiện cả nước thiếu gần 107 nghìn giáo viên các cấp, trong đó cấp mầm non thiếu hơn 44 nghìn giáo viên. Trước những thực trạng này, để nâng cao cả về chất lượng và số lượng giáo viên mầm non, Bộ sẽ điều chỉnh cách tính định mức từ tỷ lệ giáo viên/lớp sang tỷ lệ giáo viên/trẻ; điều chỉnh về số lượng nhân viên trường học theo số lượng điểm trường lẻ của trường. Bộ cũng sẽ bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp...

Về vấn đề bồi dưỡng giáo viên, Bộ GD&ĐT đang tăng cường triển khai, chỉ đạo các trường sư phạm, các địa phương áp dụng phương thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các mô hình bồi dưỡng phù hợp trong công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên trong thời gian tới…

Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông nói riêng, đội ngũ nhà giáo nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Quy định về tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non... phù hợp với đặc thù lao động của nhà giáo cấp học mầm non.

Còn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu: Trong các yếu tố quan trọng để đảm bảo chương trình thành công thì giáo viên vẫn đóng vai trò trọng yếu. Vì thế, việc chuẩn bị lực lượng, tập huấn, đào tạo đảm bảo số lượng và chất lượng, cùng việc chuẩn bị tài liệu, yêu cầu phải bắt đầu ngay trong quá trình xây dựng chương trình.

Theo Bộ trưởng, trong quá trình chuẩn bị này, cần tính đến phương diện chính sách cần có để mở đường, tính đến những cơ hội tiếp cận tập huấn hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng giáo viên ngoài công lập. Song song với đó, các trường sư phạm cần chú trọng đổi mới giáo viên, điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên.

Cùng với tập trung phát triển đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng là vấn đề đáng chú ý. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, ở Việt Nam còn gần 20% trường học đang trong tình trạng tạm bợ, bán kiên cố. Trong đó, tỷ lệ các trường mầm non, tiểu học chưa được kiên cố hoá chiếm nhiều nhất. Theo đó, trong 5 năm tới, khi hoàn thiện mục tiêu kiên cố hoá trường học, phải giải quyết nhiều nhất câu chuyện kiên cố hoá đối với hệ thống các trường mầm non.

“Có hay không có chương trình giáo dục mầm non mới thì việc kiên cố hoá này cũng là một việc cấp bách đối với Việt Nam”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng cho rằng, không chỉ sẵn sàng cho trẻ em đến trường mà điều kiện rất quan trọng là trường học cũng phải sẵn sàng để đón trẻ em. Bộ GD&ĐT cũng nhiều lần đề nghị địa phương lưu tâm đến vấn đề này.

Bình luận
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
(Ngày Nay) - Ngày 1/1, tại hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang đã diễn ra Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025. Giải chạy năm nay tiếp tục chứng kiến sự tỏa sáng của kỷ lục gia Nguyễn Thị Oanh. Với thông số 1 giờ 13 phút 22 giây, Nguyễn Thị Oanh đã lập kỷ lục mới, bỏ xa kỷ lục cũ của cô tới gần 2 phút.
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
(Ngày Nay) - Ngày 2/1, Bộ trưởng Du lịch Brazil, Celso Sabino, cho biết nước này đã đón hơn 6,6 triệu du khách quốc tế trong năm 2024, đạt mức kỷ lục trong lịch sử, với tổng doanh thu 6,62 tỷ USD.
Bóng cười - quả bóng bơm khí N2O đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là giới trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Cấm thuốc lá điện tử, bóng cười từ hôm nay
(Ngày Nay) - Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, bóng cười... Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh thuốc lá điện tử, bóng cười đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.