Cuối năm là dịp để nhiều gia đình quây quần, đoàn tụ và tổ chức các buổi tiệc lớn, nhỏ vì vậy việc dư thừa thực phẩm là điều không thể tránh khỏi. Trong khi giá cả tiêu dùng đang có xu hướng tiếp tục tăng mà việc chi tiêu cho ăn uống lại không thể cắt giảm. Vậy, tận dụng thực phẩm dư thừa như thế nào để tiết kiệm, giảm bớt chi phí tiêu dùng?
Chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo, Phó Trưởng khoa Sư phạm kỹ thuật Trường đại học Sài Gòn đã đưa ra những cách nhằm giúp các bà nội trợ có thể “biến hóa” các thực phẩm cũ thành mới nhằm tận dụng nguồn thức ăn thừa. Theo đó, để ngăn chặn tình trạng thừa thực phẩm sau mỗi bữa ăn, trước tiên bạn cần phải có một thực đơn hợp lý, tính toán sát khẩu phần từng người trong gia đình. Tiếp đến cần tính toán lượng thực phẩm, đặc biệt là các món có đạm, cho phù hợp. Thí dụ, nếu có thêm tôm thì bớt thịt, hoặc thêm cá thì bớt tôm… Khi dọn bàn ăn, chỉ nên múc trước một phần, thiếu thì thêm, không nên múc ra hết thức ăn đã nấu. Như vậy, phần thực phẩm thừa đến sẽ lâu hỏng, đồng thời đến bữa sau không bị cảm giác ăn thức ăn thừa.
Với phần thực phẩm thừa, nếu chưa đụng đũa đến thì chỉ cần để nguội, bỏ vào hộp rồi cất trong tủ lạnh. Nếu đã đụng đũa thì trước khi cho vào hộp cần lưu ý với món kho, cần phải hâm lại và để nguội; nếu là món canh, gạn rau để riêng, nấu cho phần nước sôi lên rồi để phần rau vào và tắt bếp; với món xào, nên để chảo thật nóng rồi cho thực phẩm vào và đảo qua đảo lại cho vừa nóng là tắt bếp.
Cuối năm là dịp để nhiều gia đình quây quần, đoàn tụ và tổ chức các buổi tiệc lớn, nhỏ vì vậy việc dư thừa thực phẩm là điều không thể tránh khỏi. |
Khi lấy thực phẩm thừa ra dùng lại, nếu có lò vi sóng, chỉ cần bỏ thức ăn vào các vật dụng sử dụng được trong lò vi sóng rồi chọn chế độ hâm. Tùy vào món ăn mà chọn chế độ thời gian phù hợp. Nếu không có lò vi sóng, để giữ được vị ngon của thức ăn, nên hâm bằng hình thức cách thủy. Lưu ý, các món chiên, kho có thể trữ trong ngăn mát tối đa ba ngày. Món canh, xào nên dùng trong ngày vì để lâu sẽ mất hết vitamin.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp món cá rán với sốt cà chua sẽ tạo ra món mới là cá sốt cà; nếu kết hợp với nước mắm lại được thêm món cá rim. Tương tự, sau khi rán sơ và cho thêm đường, nước mắm, món thịt luộc sẽ trở thành món thịt rim hoặc có thể thêm tôm vào rim. Với món mực xào, sau khi bỏ riêng phần rau củ, có thể tạo món mới bằng cách sốt cà chua hoặc nấu canh cải chua. Thịt gà kho gừng có thể kết hợp với bí xanh thành canh gà nấu bí. Nếu là gà rán thêm đường vào nấu sẽ thành món gà ro-ti. “Tuy nhiên, để món ăn có thể không bị nhàm chán người nội trợ cần biết những món khoái khẩu của gia đình để thay đổi thực đơn sao cho phù hợp, tránh nấu nhiều món mặn một lúc, các món rau xào luôn ưu tiên, tăng cường món có nhiều rau và tránh chế biến các món chiên,rán, nhiều dầu mỡ gây cảm giác ngán”, chuyên gia ẩm thực Diệu Thảo lưu ý thêm.
>>> Xem thêm
1. Những bộ phận trên cơ thể dễ bị lạnh vào mùa Đông
2. Mách bạn bí kíp trị đôi chân bốc mùi khi đi tất nhiều
3. Những lưu ý để sử dụng túi sưởi an toàn trong mùa Đông
Hợp tác cùng ấn phẩm Thời nay