Chuyên gia dự báo giá dầu có thể quay trở lại mức 100 USD/thùng vào năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhận định với tờ Financial Post, ông Eric Nuttall, đối tác và nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao tại công ty Ninepoint Partners LP, nói rằng giá dầu sẽ quay trở lại mức 100 USD/thùng vào năm 2023.
Một nhà máy lọc dầu ở UAE. Ảnh: EPA/TTXVN
Một nhà máy lọc dầu ở UAE. Ảnh: EPA/TTXVN

Theo các nhà phân tích, có nhiều yếu tố cản trở đà tăng của giá dầu trong năm nay như chính sách chống COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc và một số quốc gia xả kho dự trữ dầu chiến lược. Hai yếu tố này sẽ không còn tồn tại vào năm 2023. Cùng với các lệnh trừng phạt dầu và khí đốt Nga, điều này sẽ làm tăng giá dầu.

Ông Nuttall cũng dự báo rằng lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục phát triển so với các lĩnh vực thị trường khác nhờ nhu cầu các cổ phiếu dầu khí cao.

Ông Nutall không phải là người duy nhất nhận định dầu có xu hướng tăng giá như trên.

Tuần trước, Ngân hàng Mỹ (BofA) đã dự báo rằng giá dầu Brent có thể nhanh chóng vượt qua mức 90 USD/thùng nhờ vào chính sách ôn hòa của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhờ Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế thành công.

BofA đã dự báo rằng giá dầu Brent (đang giao dịch ở mức 77,93 USD) sẽ ở mức trung bình 100 USD/thùng vào năm 2023 nhờ nhu cầu dầu của Trung Quốc phục hồi sau khi mở cửa trở lại và nguồn cung của Nga giảm khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày. Theo ngân hàng này, OPEC+ có thể sẽ thực hiện đầy đủ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày nhằm làm tăng giá dầu.

Còn theo trang capital.com, các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo rằng Trung Quốc mở cửa lại giai đoạn đầu sẽ khiến giá dầu có thể tăng lên 116 USD/thùng; mở cửa lại toàn bộ trên toàn cầu sẽ làm giá dầu tăng lên 125 USD/thùng.

Các dự báo trên được đưa ra vào thời điểm giá dầu liên tục giảm do lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu suy yếu sẽ hạn chế nhu cầu nhiên liệu. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố những thay đổi sâu rộng nhất trong các hướng dẫn nghiêm ngặt về COVID-19, như nới lỏng các yêu cầu xét nghiệm và hạn chế đi lại. Hơn nữa, những người nhiễm COVID-19 nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng hiện được phép cách ly tại nhà thay vì điều trị tại các cơ sở quản lý tập trung.

BofA cho biết: “Dự báo về nhu cầu và giá dầu của chúng tôi cho năm 2023 phụ thuộc rất nhiều vào tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, nếu có tình trạng chậm trễ nào trong mở cửa trở lại ở châu Á thì đều có thể ảnh hưởng đến xu hướng giá dự kiến của chúng tôi”. Ngân hàng này cho biết thêm rằng con đường có thể không dễ dàng với Trung Quốc do mức độ miễn dịch thấp.

Tính theo tuần, giá dầu theo các hợp đồng tương lai đã giảm mạnh nhất trong hơn 8 tháng, do khởi động lại các đường ống dẫn quan trọng làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung cùng với những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu thô yếu hơn từ Trung Quốc.

Trong khi đó, kết thúc phiên 22/12 tại châu Á, giá dầu tăng phiên thứ tư liên tiếp khi dự trữ dầu thô, dầu sưởi và nhiên liệu máy bay của Mỹ giảm đúng vào lúc một cơn bão mùa đông ảnh hưởng đến nước Mỹ và hoạt động đi lại tăng mạnh trong kỳ nghỉ cuối năm.

Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 13 xu Mỹ, lên 82,33 USD/thùng vào lúc 14 giờ 13 phút (theo giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ kỳ hạn WTI của Mỹ tăng 17 xu Mỹ, lên 78,46 USD/thùng.

Cả hai loại dầu tăng trong phiên trước sau khi số liệu của chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự báo của các nhà phân tích, với mức giảm 5,89 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/12.

Tuy nhiên, những lo ngại về nhu cầu do số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc tăng mạnh và nguy cơ suy thoái của kinh tế toàn cầu có thể hạn chế đà tăng của giá dầu.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: