Chuyện không tưởng tại toà nhà La Bonita – Bài 3: “Kẻ cắp gặp bà già”, dân bị vạ lây

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãnh đạo Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị tổ chức bán một căn hộ cho nhiều người. Để né nghĩa vụ, họ chuyển nhượng toàn bộ vốn, toà nhà và các khoản nợ cho Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế - Bất động sản Angel Homes. Tuy nhiên, khi pháp nhân đã được thay đổi, Angel Homes lại không thực hiện theo giao kết mà dùng “văn bản thoả thuận” đã ký giữa hai bên để giành quyền quản lý toà nhà La Bonita.
Cư dân La Bonita bị vạ lây khi toà nhà xảy ra tranh chấp quyền quản lý.
Cư dân La Bonita bị vạ lây khi toà nhà xảy ra tranh chấp quyền quản lý.

“Kẻ cắp gặp bà già”

Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị (Công ty Nam Thị) được thành lập lần đầu tiên vào năm 2010, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Kiến Quân. Từ cuối năm 2011, Vũ Bảo Trinh tham gia góp vốn vào Công ty Nam Thị để thực hiện dự án Cao ốc văn phòng và căn hộ số 6 - 8 đường Nguyễn Gia Trí (tên thương mại là La Bonita, trước đây là đường D2, thuộc P.25, Q.Bình Thạnh). Toà nhà dự kiến được hoàn thành và bàn giao trong Quý 4 năm 2015. Tuy nhiên, Công ty Nam Thị xảy ra tranh chấp với Công ty Tài chính TNHH MTV Cao su Việt Nam (hiện đã giải thể và sáp nhập về Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) trong khoản vay 95 tỷ đồng nên việc xây dựng tạm dừng, đến tháng 9/2014 thì hoạt động trở lại.

Trong quá trình triển khai dự án, do tình hình nợ nần của chủ đầu tư quá lớn nên ngày 25/4/2018, Công ty Nam Thị đã ký “Hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tư và thoả thuận chuyển giao quyền sử dụng và quyền khai thác liên quan tới hầm 1, hầm 2 và quản lý toà nhà” với bà Võ Thị Lưu để vay 35 tỷ đồng. Sau đó, Công ty Nam Thị uỷ quyền cho Công ty Cổ phần Vòng Tay Việt (Công ty Vòng Tay Việt) do bà Lưu làm Giám đốc được quản lý, vận hành, khai thác hai tầng hầm và toà nhà trong vòng 45 năm, kể từ 2018.

Do tiếp tục gặp khó khăn tài chính và để né nghĩa vụ trả nợ cho các nhà đầu tư, ngày 16/10/2018, Vũ Bảo Trinh đã liên hệ và thoả thuận chuyển nhượng 100% vốn góp của Công ty Nam Thị và toà nhà La Bonita (trừ phần sân thượng) cho Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế - Bất động sản Angel Homes (Công ty Angel Homes), lúc này do Phạm Thị Tuyết Nhung (SN 1981) làm đại diện kiêm Chủ tịch, với giá 5 tỷ đồng kèm theo điều khoản trả nợ thay nhưng không quá 345 tỷ đồng.

Chuyện không tưởng tại toà nhà La Bonita – Bài 3: “Kẻ cắp gặp bà già”, dân bị vạ lây ảnh 1

Tranh chấp giữa Công ty Nam Thị và Công ty Angel Homes tại toà nhà La Bonita diễn ra trong thời gian dài.

Sau khi chuyển nhượng, Công ty Angel Homes trực tiếp làm việc với dân cư để giải quyết tiền nợ, tranh chấp giữa những người đầu tư, theo thoả thuận đã ký. Tuy nhiên, công ty này chỉ hứa hẹn mà không thực hiện, mặt khác lại nói đã đưa tiền cho Vũ Bảo Trinh, dẫn đến việc những nhà đầu tư làm đơn thưa kiện Trinh tại cơ quan điều tra. Vì vậy, Trinh phải tiếp tục đứng ra giải quyết tiền nợ của khách hàng từ thời điểm đó tới nay (lúc bị bắt - PV)”, theo Kết luận điều tra của Công an TP.HCM.

Trong biên bản làm việc của cư dân và các đối tác góp vốn vào dự án La Bonita ngày 12/12/2018, đã thống nhất: “Đến nay, Công ty Angel Homes không thực hiện nghĩa vụ tài chính cho các đối tác, chưa thực hiện tiếp tục các phần còn lại để hoàn thiện toà nhà... Nếu Công ty Angel Homes không thực hiện đúng theo văn bản thoả thuận đã ký ngày 16/10/2018 thì toàn thể cư dân, đối tác yêu cầu bà Phạm Thị Tuyết Nhung giao lại quyền đại diện pháp luật cho Tô Văn Chí Tâm (đại diện Công ty Nam Thị - PV)...”.

Người dân bị vạ lây

Trong khi tranh chấp giữa Công ty Nam Thị và Công ty Angel Homes vẫn chưa được giải quyết thì đầu tháng 11/2019, do liên quan đến một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM đã bắt bà Phạm Thị Tuyết Nhung để điều tra, làm rõ hành vi phạm tội. Việc thương lượng giữa hai bên rơi vào ngõ cụt và Công ty Angel Homes cũng có sự thay đổi chức danh lãnh đạo, lúc này ông Lê Sỹ Thực làm Giám đốc khi sở hữu 99,85% vốn điều lệ (ngoài ra còn 2 cá nhân góp vốn khác).

Chuyện không tưởng tại toà nhà La Bonita – Bài 3: “Kẻ cắp gặp bà già”, dân bị vạ lây ảnh 2

Công ty Angel Homes đang khai thác hai hầm xe của toà nhà.

Theo người dân, từ khoảng tháng 5/2020, ông Lê Sỹ Thực đưa Công ty Angel Homes vào tiếp quản hai hầm xe, cho người vào cư trú bất hợp pháp ở tầng kỹ thuật. Từ đây, La Bonita bị tách thành hai phần, do hai đơn vị giữ quyền chi phối. Khu vực bãi xe do Công ty Angels Homes khai thác dựa trên “biên bản thoả thuận ngày 16/10/2018” với Công ty Nam Thị. Phần còn lại, từ sảnh trệt trở lên tới tầng thượng do Công ty Vòng Tay Việt quản lý, vận hành theo “Hợp đồng góp vốn đầu tư ngày 25/4/2018 và Hợp đồng uỷ quyền” kèm theo đã ký với Công ty Nam Thị.

Đại diện Công ty Vòng Tay Việt khẳng định có đầy đủ và sẵn sàng cung cấp tất cả giấy tờ pháp lý chứng minh là đơn vị quản lý, vận hành và khai thác hợp pháp toà nhà cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm quản lý, vận hành của mình. Bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc tranh chấp với Công ty Angel Homes do ông Lê Sỹ Thực làm Giám đốc và cá nhân ông Nguyễn Xuân Hải. Điều này khiến người dân bị vạ lây khi công tác thu phí điện, nước, dịch vụ quản lý… gặp nhiều khó khăn. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp không đóng các phí này hoặc đóng cho bên chi phối khác nên chúng tôi thu không đủ chi, dẫn đến mất điện, cúp nước ảnh hưởng cuộc sống cư dân”.

Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, chị L. cho biết bản thân đã bán nhà cũ ở trung tâm thành phố để mua căn hộ tại toà nhà La Bonita với hy vọng cuộc sống thoải mái hơn. Tuy nhiên, những gì mà chị nhận lại chỉ là sự thất vọng, từ những lùm xùm lừa đảo của chủ đầu tư đến tình hình an ninh trật tự, tranh chấp quyền sở hữu... Các bên liên quan đều muốn khẳng định quyền quản lý nên tìm cách chi phối, chia rẽ, lôi kéo cư dân làm tinh thần đoàn kết trong cộng đồng ngày cảng giảm sút.

Chuyện không tưởng tại toà nhà La Bonita – Bài 3: “Kẻ cắp gặp bà già”, dân bị vạ lây ảnh 3

Người dân tại La Bonita mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý vụ việc.

Mình là cư dân, chỉ muốn im lặng sống yên ổn nhưng thật sự không được. Hết sợ chuyện côn đồ gây rối đánh nhau lại phập phồng lo cháy nổ vì công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy của toà nhà hết sức tệ... Bây giờ, ngay cả việc đóng tiền điện nước, phí quản lý, phí bảo trì cho đơn vị nào cũng là một vấn đề quan trọng. Toà nhà thì cúp điện, mất nước nhiều lần, mỗi lần như vậy tôi đều phải ra ngoài thuê khách sạn để ở. Tôi cũng muốn chuyển đi nơi khác nhưng không biết phải làm sao vì pháp lý căn hộ chưa có...”, chị L. buồn bã nói.

Đây cũng là tâm lý chung của rất nhiều cư dân La Bonita khi tiếp xúc với phóng viên. Họ đã quá chán nản với những lộn xộn tại toà nhà và hy vọng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để đưa sự thật ra ánh sáng, bảo vệ quyền lợi và trả lại cuộc sống bình yên cho cư dân. Chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh Phạm Văn Tồn khẳng định: “Phường sẽ làm hết trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương tới đâu sẽ giải quyết tới đó trên cơ sở tuân theo theo các quy định của pháp luật, nếu vượt thẩm quyền sẽ báo cáo lên cấp trên xử lý để bảo vệ quyền lợi cho người dân”.

Liên quan đến những sai phạm tại toà nhà La Bonita, năm 2018, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty Nam Thị số tiền 45 triệu đồng. Đồng thời có văn bản đề nghị UBND Bình Thạnh, UBND P.25 ban hành quyết định cưỡng chế, tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm. Trước đó, Cục Cảnh sát PCCC cũng ra quyết định xử phạt đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.