Cô giáo trẻ 10 năm 'gieo chữ' nơi rẻo cao ở Hà Giang

 Nhìn lại chặng đường đã qua, cô Nguyễn Minh Toàn không nghĩ đã gắn bó với mảnh đất Pà Vầy Sủ, với các em nhỏ dân tộc thiểu số đã 10 năm.

Cô giáo Nguyễn Minh Toàn, sinh năm 1986 tại Phú Thọ, hiện là giáo viên lớp 2 tại điểm trường Khẩu Sín, Xín Mần, Hà Giang. Cô Toàn đã có 10 năm gắn bó với mảnh đất này. Đó cũng là quãng thời gian cô gần như dồn tâm, dồn sức của tuổi trẻ để dạy học, giúp đỡ các em nhỏ, với mong muốn tương lai của các em sáng lạn hơn.

Cô giáo trẻ 10 năm 'gieo chữ' nơi rẻo cao ở Hà Giang ảnh 1

Ra trường, cô giáo trẻ chọn Cốc Pài, Xín Mần, Hà Giang là điểm đến và cô đã gắn bó với mảnh đất này được 10 năm. (Ảnh: NVCC)

Năm 2009, cô Toàn khi đó mới 23 tuổi vừa ra trường tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, mong muốn được khẳng định bản thân, đã nộp hồ sơ xin làm việc tại Hà Giang, một điểm khó khăn bậc nhất cả nước. Ở đây phụ huynh còn không nói được tiếng Kinh.

"Tuổi trẻ muốn thử sức bản thân, ngờ đâu 10 năm rồi giờ lại không muốn về", cô Toàn chia sẻ.

Cô vẫn còn nhớ như in cảm xúc háo hức ngày đi nhận quyết định. Bố cô đích thân đèo con gái bằng xe máy lên nhận quyết định. Mất 2 tiếng, vượt 23 cây số hai bố con mới lên đến nơi. Nhìn ngôi trường xơ xác, đường đi như bờ ruộng, nhiều chỗ phải xuống đẩy xe không khiến của cô gái trẻ nản lòng.

Tờ quyết định như cánh cửa mở ra cho cô giáo trẻ chân trời mới, nhưng cũng là thách thức mới đầy chông gai mà có lẽ khi ấy cô chưa nghĩ đến.

Cô giáo trẻ 10 năm 'gieo chữ' nơi rẻo cao ở Hà Giang ảnh 2

Cô giáo trẻ Minh Toàn cùng các em học sinh tại điểm trường. (Ảnh: NVCC)

Buổi đầu đến lớp, học sinh chạy ra nhìn trộm cô, nhưng khi cô hỏi thì không trả lời. Qua người dịch, cô Toàn mới biết các em không nghe được tiếng phổ thông.

"Không hiểu ngôn ngữ của nhau thì làm sao để truyền kiến thức đến các em đây", cô Toàn băn khoăn. Suy nghĩ chợt loé lên trong đầu cô lúc này là từ bỏ mảnh đất này để quay lại quê hương, bởi mọi thứ hoàn toàn khác xa với những gì cô tưởng tượng.

Nhưng những ánh mắt ngây thơ trong trẻo của các em nhỏ lại là động lực níu bước chân cô. Thay vì từ bỏ, mỗi ngày qua đi cô lại đau đáu với suy nghĩ làm cách nào để có thể gần gũi các em hơn.

Vậy là vào các buổi ra chơi hoặc ngày nghỉ cô Toàn quyết tâm ra thôn học tiếng Nùng và tiếng H'Mông. Gặp cái gì hỏi cái đó rồi ghi vào sổ tay. Cuốn sổ tay lúc ấy lúc nào cũng sát cánh bên cô như bảo bối vô giá.

Cô giáo trẻ 10 năm 'gieo chữ' nơi rẻo cao ở Hà Giang ảnh 3

Các thầy cô giáo bám điểm được các em học trò yêu thương quý mến đôi khi còn hơn cả cha mẹ.

Nhận sự phân công của nhà trường, ngày ấy điểm trường cô đến có hai lớp ghép là lớp 1 học cùng lớp 2 và lớp 3 học cùng với lớp 4 cùng thầy giáo khác.

Khoảng cách từ trường chính đến điểm dài 8 cây số, nhưng vì khó đi nên mất 2 tiếng đồng hồ. Đường đi toàn bằng đá hộc to, qua một con suối dài, có hôm trời mưa không lội qua được, cô cùng nhiều thầy cô phải ngồi chờ gần trưa, khi nước rút mới qua được.

Ngày nọ nối tiếp ngày kia, cô giáo trẻ cứ miệt mài cống hiến mà quên cả ngày tháng. Sáng cô giáo đến lớp dạy học trò nhỏ, tối đến lại đứng lớp dạy xóa mù chữ cho trò lớn, phụ huynh học sinh.

Ở vùng cao, nhiều lúc điện thoại không có sóng. Nhớ nhà lắm nhưng vẫn phải chịu đựng, chờ đến lúc nào xuống trường chính mới gọi được về.

"Nhiều lúc nản lắm, muốn về quê nhưng lúc ấy, chỉ nghĩ đến cảnh các em khổ quá lại thương, lại chẳng nỡ ra đi", cô nói và cho biết niềm vui của các em từ khi nào biến thành niềm vui của bản thân. Và cũng từ khi nào, nỗi buồn, nỗi lo lắng của các em cũng khiến người mẹ thứ hai như cô đứng ngồi không yên.

Dần dần, khó khăn về cuộc sống tinh thần lẫn công việc cô Toàn đều vượt qua nhờ lòng nhiệt huyết và tình cảm dành cho các học sinh. Cô nói, thành công nhất là thuyết phục được phụ huynh cho con đến trường đi học.

Ở trường, những giáo viên như cô Toàn kiêm rất nhiều trọng trách, vừa làm thầy, vừa làm cha, lại vừa làm bác sĩ, chỗ dựa cho các em về mọi mặt. Có khi buổi trưa nấu cơm cho các em cùng ăn để chiều còn kịp giờ học vì nhà xa.

Cô giáo trẻ 10 năm 'gieo chữ' nơi rẻo cao ở Hà Giang ảnh 4

Đem con chữ đến với các em học sinh dân tộc thiểu sổ là niềm hạnh phúc của những người làm thầy.

Khi được hỏi về cuộc sống gia đình, cô Toàn bảo nghề này hầu như không có thời gian để chăm chút cho cuộc sống cá nhân, càng không có thời gian để đi chơi gặp gỡ bạn bè.

Kể về mối nhân duyên với chồng cô bây giờ, cô Toàn nói vui: "Chắc do thương nên hai người mới đến được với nhau, chứ có khi cũng chẳng phải tình yêu".

Cô Toàn không phải là giáo viên trẻ duy nhất quyết tâm vượt qua những con đường đầy chông gai, đầy bùn, đất đá, để đem con chữ đến với các em nhỏ dân tộc thiểu số. Đối với họ, dạy chữ cho học sinh là đem hy vọng cho cuộc đời chúng, để chúng bớt khổ, để chúng thay cha mẹ, vươn lên thay đổi cuộc đời.

Sau 10 năm đi dạy, có rất nhiều học trò gọi cô bằng mẹ. Các em giờ đã khôn lớn, đã tốt nghiệp và một vài bạn học đại học. Mỗi lần Tết đến hay ngày nhà giáo, các em thường nhắn tin, gọi điện cho cô giáo để chúc mừng năm mới. Đối với cô Toàn, chỉ cần như vậy thôi cũng khiến cô thêm vững tin, tiếp tục cống hiến, tiếp tục con đường đem chữ tới miền ngược.

Theo VTC News
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.