Có nên trả lại quyền tuyển sinh cho các trường đại học?

[Ngày Nay] - Sau hàng loạt tiêu cực trong chấm thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, nhiều lãnh đạo đại học đang đặt lại vấn đề tự chủ tuyển sinh.

Hi vọng một mùa thi đổi mới

Quét bài thi chuyển về Bộ GD-ĐT ngay sau khi kỳ thi kết thúc, bài thi trắc nghiệm sẽ được máy tính làm phách để chống tiêu cực, “siết chặt” điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp… là ba trong rất nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục về đề xuất đổi mới cho kỳ thi THPT quốc gia những năm tiếp theo.

Về phía Bộ GD-ĐT và một số sở giáo dục, nhiều lãnh đạo đang nghiêng về phương án tổ chức chấm thi chéo giữa các tỉnh hoặc theo cụm bài thi. Tuy nhiên, phương án này lại không được lòng các trường đại học. Nhiều giáo viên đại học lo lắng nếu Bộ vẫn giữ kỳ thi 2 trong 1 với cách tổ chức như cũ thì rất có thể lại đi vào “vết xe đổ” với nhiều tiêu cực phát sinh.

Trả lời báo chí, PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội đề xuất nên để các trường đại học chủ trì công tác chấm thi và tự chịu trách nhiệm bằng chất lượng đào tạo và uy tín của mình. “Suy cho cùng, các trường đại học là nơi sử dụng kết quả thi, họ hoàn toàn có động lực để làm nghiêm túc chất lượng đào tạo và uy tín của mình. Cả nước có thể tập hợp thành 3-4 trung tâm chấm thi do trường đại học chủ trì hoặc nhiều hơn nếu thấy quá tải. Tất nhiên phải có sự giám sát chặt chẽ của Bộ GD-ĐT và lực lượng an ninh” – ông Tớp chia sẻ.

Có nên trả lại quyền tuyển sinh cho các trường đại học? ảnh 1

Bằng chứng cho thấy, các trường đại học có thể siết chặt “đầu vào” để đảm bảo chất lượng sinh viên và uy tín của mình. Đơn cử, năm 2018, ĐHQG TP HCM lần đầu tiên tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để các trường thành viên dùng kết quả xét tuyển với tỉ lệ 10%-15% chỉ tiêu tuyển sinh. Kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐHQG TP HCM được đánh giá là thành công. Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ tiếp tục tổ chức cho những năm tiếp theo.

Tương tự, trường ĐH Luật TP HCM cũng tự tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển sinh viên. Không những thế, trường còn kết hợp kết quả kỳ thi đánh giá năng lực với điểm thi THPT quốc gia và kết quả học bạ để xét tuyển chất lượng thí sinh một cách cẩn thận.

Theo nhiều giáo viên đại học ở Hà Nội, chất lượng đầu vào ảnh hưởng nhiều đến quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra nên không thể lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm kết quả thi đại học. Các trường có thể tự chủ tài chính, tự chủ tuyển sinh, thậm chí là xét tuyển và sẽ cạnh tranh nhau bằng chất lượng đào tạo, danh tiếng thương hiệu. Nói cách khác, thị trường sẽ quyết định sự sống còn của các trường đại học.

Quan trọng nhất là chấm thi

Sáng 24/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên và tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, kỳ thi THPT quốc gia từ năm tới sẽ không phải để phục vụ mục tiêu “2 trong 1”. Do vậy, đề thi năm tới sẽ bám sát hơn với THPT.

Theo TS Lê Thống Nhất, kỳ thi THPT quốc gia năm nay đúng là bộc lộ yếu kém ở năng lực ra đề thi, nhưng ngoài xem lại đề thi, Bộ cũng cần phải xem xét lại khâu chấm thi. Công tác coi thi, in sao đề… cũng cần xem xét để sao cho tiện công tác giám sát và đảm bảo minh bạch, không xảy ra tiêu cực.

Trong quá trình Bộ lấy ý kiến đổi mới về một kỳ thi THPT tiếp theo, nhiều lãnh đạo đại diện các trường đại học cũng lên tiếng ủng hộ phương án giao công tác chấm thi cho các trường đại học. Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM cho rằng, nên để các trường đại học làm điểm trưởng, điểm phó chuyên môn điểm thi, thư ký và giám sát để có thể tổ chức và giám sát tốt. In sao đề nên tập trung tại trung tâm in sao và các tỉnh chỉ nhận về để tổ chức…

Theo nhiều lãnh đạo đại học, chủ động trong tuyển sinh thì trường nào cũng muốn, nhưng tất cả giải pháp đưa ra chỉ là để hạn chế tiêu cực chứ chưa nói gì đến cải tiến.

Lịch sử kỳ thi THPT quốc gia đi đến năm thứ 4. Mỗi năm, Bộ đều có tổng kết, đánh giá nêu điểm được và chưa được của kỳ thi để hoàn thiện dần. Vấn đề cốt yếu là ở con người.

Một thầy giáo nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội nêu quan điểm, không có phương pháp nào tốt nhất để loại bỏ tiêu cực, chỉ có khi nào ngành giáo dục không còn chạy theo thành tích và nhà trường là nơi dạy người và dạy nghề thật sự thì mới mong những thế hệ sinh viên sau này trưởng thành và không vướg bận vào điểm số.

Quét bài thi chuyển về Bộ GD-ĐT ngay sau khi kỳ thi kết thúc, bài thi trắc nghiệm sẽ được máy tính làm phách để chống tiêu cực, “siết chặt” điểm học bạ trong xét công nhận tốt nghiệp… là ba trong rất nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục về đề xuất đổi mới cho kỳ thi THPT quốc gia những năm tiếp theo.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.