'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci

'Codex Leicester' - cuốn sách đắt giá nhất thế giới là cuốn sổ tay chứa đựng nhiều ghi chép và phác thảo của thiên tài Leonardo da Vinci. Và nó được viết bởi kỹ thuật viết ngược mirror writing.
'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci

Cuốn sổ tay này của Leonardo da Vinci được viết vào khoảng năm 1508, là một trong 30 cuốn ghi chép trong suốt cuộc đời của ông. Trong số 30 công trình khoa học của Leonardo da Vinci thì quyển sách “Codex Leicester” là nổi tiếng hơn cả.

'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci - anh 1

'Codex Leicester' là một trong 30 cuốn ghi chép về khoa học trong suốt cuộc đời thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci

Codex Leicester” đem đến cho người đọc cái nhìn hiếm hoi về những quan điểm dứt khoát của các hoạ sĩ, nghệ nhân, nhà khoa học, nhà tư tưởng cũng như những minh họa đặc biệt của thời kỳ Phục hưng, có mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và khoa học và sự sáng tạo của các tiến trình khoa học.

Chữ viết trong quyển sách này thể hiện những quan sát và các lý thuyết sâu sắc của Leonardo da Vinci về thiên văn học, đề cập đến các đặc tính của nước, đá, các hóa thạch, không khí và tia sáng từ vũ trụ.

'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci - anh 2

Hầu hết các ghi chú đều liên quan đến đề tài nghiên cứu nước và chuyển động của nước

Cuốn sổ gồm 72 trang giấy bằng vải lanh với hơn 300 ghi chú và các bản vẽ chi tiết, hầu hết các ghi chú đều liên quan đến đề tài nghiên cứu nước và chuyển động của nước.

Các chuyên gia cho rằng da Vinci đã ghi chép lại những nghiên cứu và phác thảo nền của bức họa nổi tiếng Mona Lisa trong cuốn sổ này.

Có thể bạn quan tâm:

10 cú lừa ‘kinh điển’ trong ngày Cá tháng Tư

Ngoài ra các ghi chép trong cuốn số còn giải thích vì sao các hóa thạch lại hay được tìm thấy tại những vùng núi. Hàng trăm năm trước khi diễn ra hoạt động kiến tạo đĩa địa chất, Leonardo đã tin rằng các ngọn núi trước đó có nguồn gốc là đáy biển, dần dần chúng được nâng lên.

'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci - anh 3

Điểm đặc biệt của cuốn sổ là nó được viết bằng kỹ thuật mirror writing độc đáo của Leonardo da Vinci

Điểm đặc biệt của cuốn sổ là nó được viết bằng kỹ thuật mirror writing (viết ngược) độc đáo của Leonardo da Vinci. Cách viết ngược từ phải sang trái này bắt buộc phải sử dụng một chiếc gương mới có thể đọc được. Nhiều người cho rằng, ông làm thế để giữ bí mật các nghiên cứu của mình, còn theo một giả thiết khác thì mirror writing là đặc điểm của cá nhân ông.

Cuốn sổ tay được phát hiện vào năm 1690 trong tay một nhà điêu khắc tại Milan, người nghiên cứu các tác phẩm của Da Vinci. Sau đó năm 1717, nó được mua lại bởi bá tước Thomas Coke, bá tước đầu tiên của Leicester và cuốn sổ cũng được đặt tên là “Leicester Codex”.

Hơn 2 thế kỷ sau, cuốn sổ tay được bán đấu giá tại London với mức giá dự tính từ 7 – 20 triệu USD. Tuy nhiên sau đó giá khởi điểm của cuốn sổ là 1,4 triệu và cuối cùng nó được bán với giá 5,12 triệu USD cho Armand Hammer, một nhà sưu tập nghệ thuật đồng thời là một nhà công nghiệp cực kỳ giàu có.

'Codex Leicester' - Cuốn sách đắt giá nhất thế giới của Da Vinci - anh 4

Năm 1994, Bill Gates đã mua “Codex Leicester” giá 30,8 triệu USD, biến nó thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới

Sau khi sở hữu cuốn sổ này, Hammer đã đổi tên nó thành “Hammer Codex” và thêm vào bộ sưu tập nghệ thuật của mình. Vào năm 1994, 4 năm sau khi Hammer mất, cuốn sổ tay đã được bán lại vì nhiều lý do khác nhau, một trong số đó là vì tiền trang trải các khoản nợ của công ty.

Điều bất ngờ là người mua lại cuốn sổ tay này chính là tỷ phú Bill Gates, ông đã bỏ ra khoản tiền lên tới 30,8 triệu USD để sở hữu nó và sau đó khôi phục lại cái tên cũ “Leicester Codex”. Leicester Codex cũng trở thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới.

Bùi Ly (T/h)

Xem thêm:

1. Đại danh họa Leonardo da Vinci và những bí mật cuộc đời chưa kể

2. Tiên đoán vận mệnh Trái đất trong 5 tỷ năm tới

3. Bí mật còn ẩn giấu trong tuyệt phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của Da Vinci

4. 10 tuyệt phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất mọi thời đại

5. 5 bậc thầy hội họa thay đổi lịch sử nghệ thuật thế giới

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.
Điều trị ca mắc sốt rét tại cơ sở y tế.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
(Ngày Nay) - Hiện các ca sốt rét ngoại lai đang chiếm tỷ lệ khá cao trong số ca mắc, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét.