Công ty vận tải biển Trường Phát Lộc bị Mỹ áp lệnh trừng phạt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Công ty vận tải biển của Việt Nam mang tên Trường Phát Lộc sẽ bị phong tỏa tài sản tại Mỹ và không thể tiếp cận với các doanh nghiệp tại quốc gia này do đã có hành vi vận chuyển dầu trái phép...
Ông Nguyễn Văn Đạt tại lễ kỷ niệm thành lập Công ty Trường Phát Lộc. (Ảnh: brainmark.vn)
Ông Nguyễn Văn Đạt tại lễ kỷ niệm thành lập Công ty Trường Phát Lộc. (Ảnh: brainmark.vn)

Mới đây, ngày 6/7/2022, Phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ (OFAC) đã phát đi Thông cáo báo chí, trong đó tuyên bố áp đặt lệnh trừng phạt lên một mạng lưới quốc tế vì có liên quan đến lệnh cấm vận buôn bán dầu mỏ.

Theo nội dung Thông cáo báo chí của Bộ Tài chính Mỹ, các đối tượng cá nhân và doanh nghiệp quốc tế bị cáo buộc sử dụng nhiều công ty bình phong ở khu vực vùng Vịnh để tạo điều kiện thực hiện việc vận chuyển và mua bán dầu mỏ, các sản phẩm từ dầu mỏ trị giá hàng trăm triệu USD.

Vì sao Công ty Trường Phát Lộc bị áp lệnh trừng phạt?

Song song với tuyên bố trừng phạt nói trên của OFAC, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken cũng phát đi Thông cáo báo chí, trong đó nêu tên 15 tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán và vận chuyển dầu mà Mỹ đã có thông báo cấm từ trước. Trong danh sách này có một doanh nghiệp Việt Nam, đó là Công ty Cổ phần thương mại Vận tải biển Trường Phát Lộc (tên tiếng Anh: Truong Phat Loc Shipping Trading JSC)

Theo đó, Công ty Trường Phát Lộc bị phía Mỹ áp lệnh trừng phạt do tham gia vào việc hỗ trợ buôn bán dầu mỏ từ khu vực và vùng lãnh thổ đã bị Mỹ cấm vận. Trong việc này, Trường Phát Lộc đã làm nhiệm vụ quản lý về mặt thương mại và kỹ thuật cho một con tàu vận chuyển dầu.

Ngoài Công ty Trường Phát Lộc của Việt Nam, còn có các cá nhân và công ty khác thuộc lĩnh vực vận tải biển và kinh doanh dầu mỏ ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Iran, Singapore, Hồng Kông và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) cũng bị Mỹ phát ra lệnh trừng phạt.

Nội dung Thông cáo báo chí của OFAC cho biết: Tất cả tài sản và quyền tài sản của 15 đối tượng chịu lệnh trừng phạt đang ở Mỹ hoặc do người Mỹ nắm giữ hoặc kiểm soát sẽ bị phong tỏa và báo cáo cho OFAC. Ngoài ra, bất kỳ tổ chức nào có vốn góp từ 50%, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp, thuộc các đối tượng này cũng bị liên đới.

Bên cạnh đó, những ai thực hiện một số giao dịch nhất định với 15 đối tượng này cũng có thể bị phong tỏa tài sản hoặc chịu lệnh cưỡng chế. Nếu không có ngoại lệ, bất cứ tổ chức tài chính nước ngoài nào cố ý hỗ trợ hoạt động giao dịch quan trọng cho các đối tượng bị OFAC nêu tên cũng có thể bị trừng phạt.

Từ nội dung lệnh trừng phạt nói trên của Bộ Tài chính Mỹ, có thể nhận thấy rằng, Công ty Trường Phát Lộc sẽ không thể tiếp cận với tài sản của mình ở Mỹ, cũng như không thể làm ăn hay tiến hành các giao dịch với các đối tác kinh doanh ở quốc gia này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã hé mở một số khả năng Công ty Trường Phát Lộc sẽ được gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

“Sức mạnh và tính toàn vẹn của các biện pháp trừng phạt không chỉ xuất phát từ khả năng OFAC chỉ định và thêm người vào danh sách bị chặn (SDN List), mà còn từ việc sẵn sàng loại tên khỏi SDN List nếu phù hợp với pháp luật. Mục tiêu cuối cùng của các biện pháp trừng phạt không phải là trừng phạt, mà là mang lại sự thay đổi tích cực trong hành vi”, thông cáo báo chí nêu rõ.

Dấu ấn doanh nhân Nguyễn Văn Đạt

Công ty Cổ phần thương mại Vận tải biển Trường Phát Lộc được thành lập từ năm 2009, do ông Nguyễn Văn Đạt là người sáng lập, với quy mô ban đầu rất khiêm tốn, chỉ có duy nhất một tàu chở dầu/hóa chất mang tên DONG A STAR.

Công ty Trường Phát Lộc trước đó đã có thời gian thua lỗ suốt bốn năm liên tiếp, sau khi chuyển từ ngành nghề hoạt động chính là bất động sản sang ngành mới bằng vốn liếng của gia đình ông Đạt cộng thêm vốn vay.

Năm 2014, người sáng lập Trường Phát Lộc từng chia sẻ trên báo chí rằng: “Gian nan nhất là quá trình tìm khách hàng khi chưa ai biết đến tên tuổi của mình. Phải mất hơn ba năm chúng tôi mới bắt đầu dần có lượng khách hàng ổn định”. Cũng theo ông Đạt, sở dĩ Trường Phát Lộc có được nhiều hợp đồng dài hạn là nhờ mạnh dạn cải tổ đội tàu và đầu tư thêm nhiều tàu trọng tải lớn, cũng như tìm đường mở các tuyến mới.

Theo danh sách cập nhật mới nhất được công khai trên báo chí, ông Nguyễn Văn Đạt hiện là người giàu thứ bảy ở Việt Nam, với vai trò là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt.

Công ty vận tải biển Trường Phát Lộc bị Mỹ áp lệnh trừng phạt ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Đạt hiện được biết đến là người giàu thứ bảy ở Việt Nam với vai trò là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt.

Ông Đạt từng chia sẻ, Công ty Trường Phát Lộc là công ty của gia đình ông Đạt và bản thân ông có tham vọng rất lớn đối với ngành vận tải biển, dù ông luôn ý thức được rằng ngành này tiềm ẩn muôn vàn rủi ro và khó khăn chồng chất.

“Chúng tôi hướng đến mục tiêu gia nhập vào hàng ngũ những doanh nghiệp vận tải khí hóa lỏng, hóa chất quốc tế, cạnh tranh với các tên tuổi lớn trong ngành ở sân chơi châu lục và thế giới", ông Đạt phát biểu trên báo chí.

Trước đó, vào năm 2020, Công ty Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam (PCT) và Giám đốc Công ty này là ông Võ Ngọc Phụng cũng từng bị Bộ Tài chính Mỹ OFAC áp đặt lệnh trừng phạt vì lý do tương tự.

Phản hồi thông tin về tuyên bố trừng phạt này của phía Mỹ, bà Lê Thị Thu Hằng - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam lấy làm tiếc về quyết định của phía Mỹ và đề nghị phía Mỹ trên tinh thần quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sớm dỡ bỏ biện pháp đối với Công ty cổ phần Vận tải Khí và Hoá chất Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế bình thường của các doanh nghiệp Việt Nam.”

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.