Copa America khởi tranh bất chấp làn sóng dịch bệnh tại Brazil

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khởi tranh từ rạng sáng nay, giải vô địch bóng đá Nam Mỹ Copa America không những bị lu mờ bởi Euro 2020 mà còn vấp phải vô vàn chỉ trích vì được tổ chức trong bối cảnh nước chủ nhà Brazil đang chìm sâu trong khủng hoảng dịch bệnh.
Người dân Brazil biểu tình bên ngoài sân vận động Mane Garrincha trước trận khai mạc Copa America. Ảnh: AFP
Người dân Brazil biểu tình bên ngoài sân vận động Mane Garrincha trước trận khai mạc Copa America. Ảnh: AFP

Sau khi hai nước đồng chủ nhà Argentina và Colombia tuyên bố không đăng cai vào phút chót, các nhà tổ chức Copa America đã phải "toát mồ hôi hột" để tìm một đất nước sẵn sàng mở cửa chào đón 10 đội tuyển đến thi đấu trong thời điểm các ca mắc COVID-19 tại Nam Mỹ chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Phương án chữa cháy Brazil cuối cùng cũng đã được thống nhất mặc cho sự phản đối của dư luận nước này.

Trước thềm giải đấu, Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) vẫn bảo vệ quyết định của mình và gọi những lời chỉ trích là "vô căn cứ."

"CONMEBOL hoàn toàn nhận thức được tình hình mà khu vực đang phải trải qua. Nhưng chúng tôi cũng nhận ra tầm quan trọng của bóng đá ở Nam Mỹ", ban tổ chức Copa America khẳng định. "Quyết định tổ chức ở Brazil không phải do thất thường hay ngẫu hứng. Đó là kết quả của hơn một năm lên kế hoạch dày công".

Vào rạng sáng nay, trận đấu mở màn đã chính thức diễn ra trên sân vận động Mane Garrincha mà không có khán giả.

Đội tuyển Brazil đã đánh bại Venezuela với tỷ số 3-0, thế nhưng điều này không khiến người dân nước chủ nhà ngừng tranh cãi về các nguy cơ khi tổ chức giải đấu.

Một ngày trước khi trận khai mạc diễn ra, có tới 8 cầu thủ và 4 huấn luyện viên của Venezuela dương tính với COVID-19, buộc đội tuyển nước này phải triệu tập gấp 15 cầu thủ khác để thay thế.

Bolivia sau đó cho biết 3 cầu thủ và 1 huấn luyện viên cũng đã có kết quả dương tính ngay trước trận ra mắt của đội họ với đối thủ Paraguay. Ngoài ra, đội tuyển Colombia cũng có 2 thành viên ban huấn luyện mắc COVID-19.

Tất cả những người được xác định dương tính sẽ tự cách ly trong vòng 10 ngày. CONMEBOL cho phép các đội thay thế không giới hạn những cầu thủ mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Người dân Brazil không bỏ lỡ cơ hội để tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Jair Bolsonaro vì đã cho phép CONMEBOL tổ chức giải đấu, bất chấp thực tế là đại dịch đang hoành hành ở Brazil.

"Có những lợi ích được tính toán để tổ chức Copa America vào thời điểm này, nhà xã hội học Rodrigo Moreira từ Đại học Liên bang Fluminense nhận định. "Chính phủ muốn cho thấy đất nước đã sẵn sàng đăng cai, trong khi thực tế thì không. Và các nhà tổ chức muốn đảm bảo lợi nhuận của họ từ các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình"

Các nhà dịch tễ học cảnh báo sự kiện này có thể làm trầm trọng thêm đợt bùng phát COVID-19 tại Brazil, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 487.000 người.

Không chỉ vấp phải sự phản đối từ người hâm mộ, ba nhà tài trợ của Copa America là công ty tài chính Mastercard, gã khổng lồ bia Ambev và công ty đồ uống có cồn Diageo đã rút khỏi giải đấu.

Nhiều cầu thủ và huấn luyện viên đã chỉ trích sự kiện này, bao gồm toàn bộ đội tuyển quốc gia Brazil, thậm chí những người chỉ trích đã đệ đơn lên tòa án để ngăn cản giải đấu.

Thứ Năm tuần trước, tòa án tối cao của Brazil cho biết Copa America có thể được tiến hành nhưng yêu cầu chính phủ phải có phương án bảo vệ sức khỏe cho các đội tuyển tham gia.

Cả 10 đội tuyển sẽ được làm xét nghiệm bắt buộc cách 48 giờ, họ sẽ bị đi lại trong số 4 thành phố chủ nhà.

Bất chấp tình yêu bóng đá nổi tiếng, nhiều người Brazil nói rằng họ không muốn giải đấu.

Những người phản đối đã biểu tình bên ngoài sân vận động Mane Garrincha trước thềm trận khai mạc, giơ cao biển hiệu có nội dung: "Chúng tôi không muốn Copa, chúng tôi muốn vaccine!".

“Có một thực tế là tất cả những ai tham gia sự kiện này đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Chúng tôi chỉ hy vọng họ sẽ không lây lan virus nhiều hơn nữa ở Brazil", cổ động viên Murilo Monteiro, 29 tuổi, cho biết.

Theo AFP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).