Sau khi ký một thỏa thuận lịch sử với nhóm Câu lạc bộ Paris vào năm 2015, Cuba đã không vỡ nợ vào năm ngoái và chỉ trả được một phần vào năm 2019.
Phó Thủ tướng Cuba Ricardo Cabrisas nhiều khả năng sẽ lập luận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và đại dịch COVID-19 là những nguyên nhân hàng đầu khiến nước này không đủ khả năng thanh toán nợ.
Các cuộc đàm phán giữa Cuba và nhóm Câu lạc bộ Paris sẽ bao gồm các kỳ hạn chưa thanh toán và các khoản phạt, cũng như kế hoạch thanh toán trong tương lai.
Trong năm 2020, Câu lạc bộ Paris đã nhận được nhiều yêu cầu hoãn nợ hoặc miễn trừ lãi suất từ các nước nghèo do ảnh hưởng của đại dịch.
Năm ngoái, Cuba đã đề xuất đình chỉ khoản nợ cho đến năm 2022, theo thỏa thuận nước này sẽ bị phạt 200 triệu USD nếu không đủ khả năng thanh toán.
Trong gần 15 tháng qua, ngành du lịch - vốn là trụ cột của nền kinh tế Cuba, đã phải đóng cửa do sự vắng mặt của du khách quốc tế. Quốc đảo Caribe này cũng đang hứng chịu các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào các nguồn thu ngoại tệ.
Các yếu tố này như một đòn đánh kép giáng vào nền kinh tế Cuba vốn phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu.
Tăng trưởng kinh tế Cuba đã giảm 11% vào năm ngoái và theo các nhà kinh tế nhiều khả năng đà suy giảm sẽ chưa có dấu hiệu chậm lại trong năm 2021. Chính phủ Cuba gần đây đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện tình hình.
Lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Cuba, đồng peso của nước này đã bị phá giá, cùng với đó là bãi bỏ các quy định đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nước chủ nợ coi những động thái này là dấu hiệu tích cực để cải thiện hoạt động kinh tế và khả năng thanh toán của Cuba.
Ông Pavel Vidal, một cựu chuyên gia kinh tế của ngân hàng trung ương Cuba hiện giảng dạy tại Đại học Pontificia Javeriana Cali (Mỹ), cho biết tất cả các bên nên đặt trọng tâm vào việc cứu vãn thỏa thuận nợ trong cuộc gặp mặt sắp tới.
"Việc phá giá tỷ giá hối đoái giúp giải quyết cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, vốn quốc tế là điều cần thiết để tối đa hóa lợi ích của việc phá giá hàng xuất khẩu và giảm thiểu tác động lạm phát của nó", ông Vidal nói. “Việc tiến hành cải cách tiền tệ trong bối cảnh đại dịch là một dấu hiệu khuyến khích các chủ nợ quốc tế duy trì cam kết của họ".
Lần gần đây nhất Cuba báo cáo khoản nợ nước ngoài là 17,8 tỷ USD vào năm 2017. Quốc gia này không phải là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoặc Ngân hàng Thế giới.