'Cuộc chiến gan ngỗng’ ở New York

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gan ngỗng là đỉnh cao của ẩm thực hay là bằng chứng về sự tàn bạo của con người đối với động vật?
'Cuộc chiến gan ngỗng’ ở New York

Lệnh cấm món gan ngỗng của thành phố New York được đưa ra tòa án, mở ra tranh chấp giữa chính quyền tiểu bang và địa phương.

Cuộc chiến nội bang New York

Theo tờ El Pais, món ăn này đã trở thành trung tâm của cuộc chiến chính trị và pháp lý ở New York, dẫn đến tranh chấp giữa chính quyền thành phố và bang. Bất đồng cũng khơi lại căng thẳng cũ giữa tiểu bang New York và thành phố đông dân nhất của bang này.

Mọi chuyện bắt đầu từ bốn năm trước, khi cựu thị trưởng New York City, Bill DeBlasio phê chuẩn, với sự ủng hộ áp đảo của Hội đồng thành phố, một đạo luật cấm “tích trữ và bán” gan ngỗng trong khu vực đô thị kể từ ngày 25/11/2022. Đó là một thắng lợi của các tổ chức bảo vệ quyền động vật cho rằng quá trình ép ngỗng và vịt ăn để vỗ béo gan là một hành động tàn ác không thể dung thứ được. Trong khi đó, những người chăn nuôi ngỗng phủ nhận cáo buộc, cho rằng những thay đổi gần đây về kỹ thuật đã “nhân đạo hóa” quy trình.

Hai trong số những nhà sản xuất gan ngỗng chính của nước Mỹ nằm ở Liberty, cách Manhattan 175 km về phía bắc. Trước nguy cơ mất thị trường New York City, họ gạt sự cạnh tranh sang một bên và thành lập một tổ chức có tên Catskill Foie Gras Collective để ngăn chặn lệnh cấm có hiệu lực. Lệnh cấm này đã bị Tòa án Tối cao New York đình chỉ vào mùa thu năm ngoái. Trong khi tòa án đưa ra quyết định dứt khoát, Bộ Nông nghiệp của bang đã ra phán quyết thay mặt cho nông dân, nói rằng quy định này của thành phố là “hạn chế một cách vô lý”.

Điều xảy ra tiếp theo cũng là chuyện thường xảy ra ở Mỹ: vấn đề được đưa ra tòa án, nơi nó có thể bị mắc kẹt trong một thời gian dài. Thành phố New York đã đệ đơn kiện Bộ Nông nghiệp bang và một thẩm phán ở Albany đã bác bỏ quyết định của bộ này, gọi nó là “tùy tiện và thất thường”.

Không có gì có thể ngăn cản hơn 1000 nhà hàng phục vụ món gan ngỗng ở New York tiếp tục bán món ăn này. Nhưng không rõ chuyện gì sẽ xảy ra khi lệnh cấm bao gồm mức phạt lên tới 2.000 USD và hình phạt tù đối với người phạm tội, có hiệu lực.

Hiện tại, phe ủng hộ gan ngỗng cho rằng, Hội đồng thành phố New York chưa bao giờ cử một phái đoàn đến trang trại để xem quy trình, mặc dù có lời mời làm như vậy.

“Thật là bực bội,” Henley, chủ trang trại gan ngỗng Hudson Valley, nói: "Chúng tôi cầu xin họ đến thăm trước khi họ đưa ra quyết định xóa bỏ việc làm của hàng trăm người".

Ngoại lệ của Pháp

Tranh cãi gan ngỗng tiếp diễn với việc chính phủ Pháp vào cuộc: yêu cầu Thành phố New York xem xét lại quyết định. Đây không phải là lần đầu tiên Paris đứng về một bên trong vấn đề này. Năm 2004, bang California đã ra lệnh cấm tương tự và người Pháp đã phản bác “cuộc tấn công nhằm vào một trong những truyền thống của họ”. Cuộc chiến kéo dài tám năm. Kể từ năm 2012, bang đông dân nhất nước Mỹ đã không cho phép bán gan ngỗng, nhưng ba năm trước, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết rằng người dân California có thể mua gan ngỗng nhập khẩu từ các vùng khác của đất nước. Năm 2006, Chicago cũng đi theo con đường tương tự nhưng lệnh cấm không có hiệu lực.

Hiện nay, các hoạt động khác nhau của việc sản xuất gan ngỗng, gồm sản xuất, nhập khẩu hoặc cả hai—bị cấm ở ít nhất 15 quốc gia, bao gồm Đức, Ấn Độ, Argentina, Israel và Anh.

Theo quan điểm của Thị trưởng New York City, Bill DeBlasio và người kế nhiệm ông, Thị trưởng Eric Adams, bang New York đã sử dụng một đạo luật khó hiểu cấm các khu vực thành thị được yêu cầu nông dân có thể trồng trọt và thương mại hóa những gì. Đơn kiện do nông trại La Belle Farm đệ trình lưu ý rằng “'Hạn chế Địa phương' không áp dụng cho một con vịt nào trong Thành phố New York vì việc nuôi vịt trong khu vực tài phán đó là bất hợp pháp… Về mặt luật pháp, cần phải nêu rõ rằng lệnh Hạn chế địa phương chỉ nhằm hạn chế các hoạt động trang trại bên ngoài ranh giới của Thành phố New York".

Trận chiến cũng cho thấy sự khác biệt giữa Thị trưởng New York City Adams, người tự nhận mình “gần như ăn chay hoàn toàn”, và Thống đốc bang New York Kathy Hochul. Cả hai đều là đảng viên Đảng Dân chủ và gần đây họ đã xung đột về trách nhiệm đối với 100.000 người di cư đến từ biên giới Mexico, khi ông thị trưởng đưa những người di cư ra ngoài thành phố. Một số người trong số họ đã đến những khu vực mà Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tranh chấp cử tri.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).