Cuộc chiến giành khoáng sản ở Mặt trăng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỹ và Trung Quốc đang đua nhau lên Mặt trăng để khai thác khoáng sản quý hiếm trong khi các điều ước quốc tế ngăn cản các chính phủ tuyên bố lãnh thổ trong không gian.
Cuộc chiến giành khoáng sản ở Mặt trăng

Không gian đã được thương mại hóa và hiện nay thậm chí đang được quân sự hóa. Liệu tiếp theo nó có thể bị thuộc địa hóa? Một số chuyên gia cho rằng chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua toàn diện vào không gian giữa Mỹ và Trung Quốc để không chỉ đưa con người lên Mặt trăng mà còn có thể khai thác khoáng sản quý hiếm.

Có những hiệp ước quốc tế ngăn cản các chính phủ tuyên bố lãnh thổ trong không gian, nhưng lịch sử cho thấy các hiệp ước được lập ra có thể bị phá vỡ khi lợi ích đủ lớn vì bản chất con người thích "lách luật".

“Đó là sự thật: chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian”, người đứng đầu NASA Bill Nelson cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ông Nelson không phải là người duy nhất ở NASA cho rằng có một trận chiến lớn đang diễn ra giữa hai cường quốc này.

Terry Virts, cựu chỉ huy của Trạm Vũ trụ và Tàu con thoi Quốc tế, đồng thời là một đại tá Không quân đã nghỉ hưu, nói: “Ở một mức độ nào đó, đó là một cuộc cạnh tranh chính trị để cho thấy hệ thống của ai hoạt động tốt hơn. Điều họ thực sự muốn là sự tôn trọng với tư cách là quốc gia hàng đầu thế giới".

NASA hiện thực hiện một chương trình đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng sớm nhất là vào năm 2024. Nhưng không chỉ chính phủ Mỹ đang tìm cách khai thác lĩnh vực không gian, khu vực tư nhân cũng muốn tham gia khi không gian ngày càng được thương mại hóa như một loại "công viên giải trí" dành cho nhiều tỷ phú.

Một ý kiến ​​​​gần đây trên tờ Energy Intelligence lập luận rằng, một cuộc chạy đua vào không gian với quy mô lớn đang diễn ra cho thấy: trong khi Hiệp ước về các nguyên tắc quản lý hoạt động của các quốc gia trong việc khám phá và sử dụng không gian bên ngoài, bao gồm cả Mặt trăng và các thiên thể khác năm 1967 (còn được biết đến với cái tên “Hiệp ước ngoài vũ trụ”) nghiêm cấm các quốc gia đưa ra yêu sách chủ quyền ở ngoài vũ trụ, hiệp ước này không lường trước được sự cần thiết phải đưa ra quy tắc tương tự thành văn bản cho các doanh nghiệp tư nhân.

Chính xác thì tất cả những lợi ích cạnh tranh này sau khi lên Mặt trăng là gì? Theo Energy Intelligence, “khu vực quan tâm trên Mặt trăng là cực nam của Mặt trăng, nơi tập trung các khoáng chất, nước có giá trị và các đặc điểm địa lý có lợi cho việc duy trì sản xuất năng lượng mặt trời". Sự tồn tại của các khoáng chất quý hiếm trong không gian là mối quan tâm quan trọng đối với ngành công nghiệp toàn cầu vì nó có khả năng cho phép giải quyết vấn đề vốn rất cần thiết cho nhiều chuỗi cung ứng.

Những khoáng chất này đặc biệt cần thiết đối với nhiều thành phần trong pin xe điện và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, nghĩa là nhu cầu về các kim loại như lithium và coban đang tăng nhanh chóng.

Hiện tại, một cuộc cạnh tranh địa chính trị đang diễn ra đối với những vật liệu này khi các bên chuyển sang chiếm các nguồn dự trữ và củng cố chuỗi cung ứng. Do đó, cuộc cạnh tranh này có thể dễ dàng tràn vào không gian nếu nhu cầu vượt xa nguồn cung trên Trái đất.

Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok
Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok
Ngày 27/3, Tổng thống nước này, ông Andrés Manuel López Obrador, tuyên bố mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) hoạt động bình thường ở Mexico mà không gặp bất cứ cản trở nào.
DNXK hải sản tươi sống 'khốn khổ' vì không vi phạm vẫn bị đưa vào luồng đỏ
DNXK hải sản tươi sống 'khốn khổ' vì không vi phạm vẫn bị đưa vào luồng đỏ
(Ngày Nay) - Mặc dù lực lượng hải quan đã tiến hành kiểm tra đột xuất không phát hiện sai phạm nhưng lô hàng hải sản tươi sống của Công ty Vỹ Tuyến vẫn bị đưa vào vào diện luồng đỏ. Điều này đã khiến cho Công ty Vỹ Tuyến thiệt hại nặng nề và khó khăn lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá.
Đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
Đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
(Ngày Nay) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Tuy nhiên, cần bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ, có tính khả thi về thẩm quyền, trình tự, thủ tục di dời cư dân, phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư không còn an toàn cho việc sử dụng vì mục đích bảo đảm sức khỏe, an toàn tài sản, tính mạng cho người dân, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà chung cư...
Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án Alibaba
Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án Alibaba
(Ngày Nay) - Sáng 27/3, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền" xảy ra tại Công ty cổ phần địa ốc Alibaba. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của 15/23 bị cáo, 95 bị hại, 2 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên sau phần làm thủ tục thẩm tra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa vì lý do vắng mặt nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo.
Hà Nội đón hơn 5,88 triệu lượt khách trong quý I/2023
Hà Nội đón hơn 5,88 triệu lượt khách trong quý I/2023
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2023, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 5,88 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 978,7 nghìn lượt, khách nội địa đạt 4,9 triệu lượt, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt gần 21,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước.