Cuộc khảo sát cho thấy lo ngại London và Paris trở thành 'thành phố chết' vì COVID là không có cơ sở

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo kết quả cuộc khảo sát của King’s College London và Université de Paris với người dân London và Paris, hầu hết cư dân ở hai thành phố này vẫn bằng lòng về cuộc sống đô thị - nơi họ đang ở, với một tỷ lệ nhỏ về thay đổi trong số lượng người mong muốn chuyển đi. Kết quả cho thấy các báo cáo và lo ngại về việc các thành phố sẽ "chết" vì đại dịch COVID-19 là "phóng đại" và không có cơ sở.
Phố Old Compton, Soho vào đầu tháng này. 60% người dân London tin rằng thành phố sẽ phục hồi sau đại dịch. Ảnh: Vuk Valcic
Phố Old Compton, Soho vào đầu tháng này. 60% người dân London tin rằng thành phố sẽ phục hồi sau đại dịch. Ảnh: Vuk Valcic

Báo cáo của King’s College London và Université de Paris, dựa trên cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 4 và tháng 5, cho thấy rằng việc giãn cách xã hội, làm việc tại nhà, đóng cửa tất cả các quán cà phê, câu lạc bộ và nhà hàng đã không làm giảm đi sự nhiệt tình, mức độ hài lòng của cư dân đối với cuộc sống thủ đô.

So với một cuộc khảo sát trước đại dịch vào năm 2019, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người London và Paris dự định rời đi ít thay đổi, mức độ hài lòng cao hơn với các dịch vụ địa phương và phần lớn tin rằng cuộc sống của họ sẽ phục hồi, dù tốc độ có chậm.

Đại dịch đặc biệt tác động đến các thành phố, với các khu văn phòng bị bỏ trống hoặc chỉ được sử dụng tối thiểu trong thời gian dài. Tuy nhiên, sự suy tàn của thành phố dường như không ảnh hưởng nhiều đến quan điểm và niềm tin của những người sống tại đây. Tương lai của London và Paris với tư cách là "các thành phố thủ đô cường quốc" dường như được bảo đảm.

Cuộc khảo sát cho thấy 56% người dân London hài lòng với các dịch vụ địa phương của họ như trường học, giao thông và cảnh sát, mức tăng lớn so với mức 37% được ghi nhận vào năm 2019, trong khi mức độ hài lòng với các dịch vụ ở khu vực Paris tăng từ 41% lên 51%.

Mức độ hài lòng của người dân đối với khu vực địa phương của họ như một nơi sinh sống hầu như không thay đổi, London ghi nhận mức 63% so với 64% hai năm trước, và Paris ghi nhận mức 59% so với 53% hai năm trước. Có một sự tăng nhẹ về số người London có kế hoạch rời khỏi thủ đô trong 5 năm tới (43% so với 37% hai năm trước đó), thì tỷ lệ người Paris hầu như không thay đổi (45% so với 44%).

Quá nửa người dân London (66%) và Paris (57%) cho biết họ nghĩ rằng có khả năng thành phố của họ sẽ phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-, mặc dù hầu hết cũng cho rằng sự phục hồi sẽ chậm hơn là nhanh (57% ở London và 58% ở Paris) .

Vào thời điểm này, khi đại dịch đang đặt ra câu hỏi về tương lai của cuộc sống đô thị, thật yên tâm khi thấy rằng 'cái chết của thành phố' mà một số người lo sợ đã không diễn ra.

London dường như được coi là một nơi có cơ hội kinh tế lớn nhưng khắc nghiệt hơn đối với người già, gia đình và phụ nữ có cuộc sống không mấy khá giả. Người dân Paris cảm thấy sự gắn kết xã hội vẫn là một vấn đề trong thành phố của mình, và có cái nhìn tiêu cực hơn về vấn đề nhập cư.

Jack Brown, Giảng viên, Đại học King’s College London

Hơn 60% cư dân London cho biết họ nghĩ rằng nhập cư vào Vương quốc Anh đã có tác động tích cực đến thủ đô, so với 27% cư dân Paris nhìn nhận về dòng người nhập cư vào Pháp.

Tuy nhiên, 84% cư dân của London cho rằng thành phố là nơi dành cho những người giàu có; chỉ 63% người dân Paris nói như vậy về thành phố của mình. Ngược lại, người Paris (34%) cho rằng thủ đô của họ tốt cho người nghèo, trong khi chỉ có 14% người London nghĩ như vậy.

53% người dân ở Paris cho biết họ cảm thấy thành phố của họ là một nơi tốt để sống đối với các gia đình, so với 43% người dân London. 50% người dân Paris cho biết thành phố của họ tốt cho người lớn tuổi, so với 31% người dân London.

Trong số những người không có nhà riêng, người London (89%) cho rằng chi phí mua nhà tại thủ đô quá đắt đỏ. Con số này là 76% ở Paris.

73% người London cho rằng thành phố này là nơi tốt để lập nghiệp, ở Paris là 51%.

Theo The Guardian
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.