Cuộc "săn lùng" khoáng sản chiến lược của EU

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiến lược "giảm thiểu rủi ro" này của EU nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.

Ngày 18/12, luật của EU nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số cũng như chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào đầu năm tới sau khi nhận được sự chấp thuận cuối cùng trong tháng này.

Đạo luật Nguyên liệu thô chủ chốt (CRMA) được thiết kế để đảm bảo châu Âu là cơ sở sản xuất xe điện, tua-bin gió và các hàng hóa xanh khác, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các sản phẩm đó cùng các khoáng chất quan trọng khác.

Theo đạo luật, EU đã xác định danh sách 34 nguyên liệu thô quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu và nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung, trong đó 17 nguyên liệu được chỉ định là "chiến lược", vì tầm quan trọng của chúng và sự mất cân bằng cung/cầu toàn cầu.

Các nguyên vật liệu chiến lược bao gồm kim loại cơ bản: nhôm, đồng và niken, cùng với vật liệu pin chính là lithium và các nguyên tố đất hiếm được sử dụng trong nam châm vĩnh cửu cho tuabin gió hoặc trong xe điện.

CRMA là kết quả của những bài học đau đớn mà EU đã học được trong đại dịch COVID-19 khi nguồn cung hàng hóa thiết yếu cạn kiệt và sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, khi Moskva hạn chế nguồn cung khí đốt tự nhiên qua đường ống.

Đối với các vật liệu quan trọng, EU phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia thống trị hoạt động xử lý toàn cầu - chẳng hạn như 90% tổng lượng đất hiếm và 60% đối với lithium.

Chiến lược "giảm thiểu rủi ro" này của EU nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia trong năm nay đã đặt ra các hạn chế đối với xuất khẩu gali, germani và than chì, tất cả đều nằm trong danh sách nguyên liệu thô chiến lược của EU.

Với 17 nguyên liệu thô chiến lược trong CRMA, EU sẽ khai thác ít nhất 10% nhu cầu hàng năm vào năm 2030, cũng như tái chế 25% và xử lý 40% nhu cầu của mình.

Không quá 65% nhu cầu hàng năm của EU đến từ một nước thứ ba.

CRMA không cung cấp thêm tiền nhưng đặt ra khung thời gian cho các dự án chiến lược để đảm bảo giấy phép - tối đa 15 tháng cho dự án xử lý và tái chế và 27 tháng cho khai thác. Giai đoạn này sẽ không bao gồm các đánh giá tác động môi trường nhưng sẽ bao gồm các cuộc tham vấn cộng đồng cần thiết cho những đánh giá đó.

Các công ty lớn có nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu thô chiến lược trong các công nghệ quan trọng, chẳng hạn như nhà sản xuất pin hoặc máy bay hoặc những công ty liên quan đến lưu trữ dữ liệu, sẽ phải thực hiện đánh giá rủi ro thường xuyên.

CRMA được đề xuất cùng với Đạo luật Công nghiệp Net Zero (NZIA), nhằm đáp lại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, vốn cung cấp 369 tỷ USD trợ cấp xanh và dẫn đến lo ngại của EU rằng các doanh nghiệp sẽ bị lôi kéo chuyển đến Mỹ.

NZIA đặt ra tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất châu Âu sản xuất 40% nhu cầu hàng năm của EU về các sản phẩm công nghệ sạch, như hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió, bộ lưu trữ pin và pin nhiên liệu, vào năm 2030.

Ngày nay, khoảng 90% tấm pin mặt trời và tấm bán dẫn đến từ Trung Quốc. Đạo luật này cũng đặt mục tiêu đạt 50 triệu tấn công suất lưu trữ carbon dioxide hàng năm vào năm 2030.

Giống như CRMA, đạo luật này bao gồm các dự án chiến lược và việc cấp phép hợp lý, với khung thời gian tối đa từ 9 đến 18 tháng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.