Đã đến lúc bỏ thi giáo viên dạy giỏi?

[Ngày Nay] - Kết quả của thi giáo viên dạy giỏi sẽ là căn cứ để đánh giá, công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp nhưng trên thực tế hiện nay, các cuộc thi này lại đang gây áp lực lớn lên giáo viên.
Một buổi thi giáo viên dạy giỏi.
Một buổi thi giáo viên dạy giỏi.

Áp lực

ThS Nguyễn Quốc Vương, nguyên giảng viên khoa Lịch sử của Đại học Sư phạm Hà Nội, giáo viên Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành nhận định: “Thi giáo viên giỏi là một hạng mục thi đua không thể thiếu của các trường và đã tồn tại trong suốt một thời gian dài. Ban đầu, nó cũng có tác dụng kích thích nhất định và cũng ít nhiều đem lại danh giá cho người được giải, cho nhà trường.Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, do sự vô lý trong cách thức tổ chức và nhìn nhận đơn giản về đánh giá giáo viên, thi giáo viên giỏi đã trở thành áp lực của cả giáo viên và học sinh”.

ThS Nguyễn Quốc Vương cũng cho rằng việc thi giáo viên dạy giỏi nên chấm dứt. Ông chia sẻ kinh nghiệm của Nhật không có thi giáo viên giỏi. Hằng năm, các giáo viên có các giờ học công khai để người ngoài, bao gồm phụ huynh và các giáo viên khác tới dự giờ, quan sát và thảo luận về các giờ học đó. Thay vì thi giáo viên giỏi, họ tập trung cho việc nghiên cứu và trao đổi chuyên môn thông qua các diễn đàn, tạp chí và các hội nghề nghiệp.

Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đã từng tham gia những cuộc thi này cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, áp lực, mệt mỏi đè nặng cả khi được hay không được chọn đi thi bởi nếu như không được chọn thì không có cơ hội thay đổi, còn được chọn thì lo lắng gấp bội lần.

Cô P.T.T. H, giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội cho biết: “Bản thân tôi đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi giáo viên dạy giỏi từ cấp trường cho đến cấp quận và thấy thực sự áp lực và mệt mỏi.Một tiết dạy dự thi không chỉ cần đầu tư công sức của giáo viên đó mà là trí tuệ tập thể. Vì vậy, giáo viên luônnghĩ xem mình phải làm thế nào để được ban giám khảo đánh giá cao và giành được giải. Cũng chính vì lẽ đó mà lẽ ra giáo viên chỉ nên chuẩn bị giáo án, thiết bị cho bài giảng thì nhiều nơi lại chuẩn bị cả học sinh, dàn dựng kịch bản”.

“Sự thật tuy hơi cay nghiệt nhưng quả thực đúng là như vậy! Sở dĩ phải có sự chuẩn bị, dàn dựng như vậy là vì sao? Vì sĩ số của một lớp học quá đông, có lớp lên đến gần 60 học sinh, đương nhiên ở các cuộc thi giáo viên dạy giỏi hay hội giảng, dạy mẫu… thì phải cho gần một nửa lớp ở nhà hoặc sang lớp khác. Việc chọn lựa học sinh “sáng sủa” hơn, học tốt hơn ở những giờ dạy đó là có thật. Mặc dù, giáo viên đó biết mình làm như vậy là không đúng, không phải với các em, bản thân họ cũng thấy thương học trò nhưng yêu cầu đặt ra như vậy nên họ phải thực hiện. Có năm tôi phải xin không đi thi giáo viên dạy giỏi để dành thời gian cho học sinh của mình”, cô L.T.Q, giáo viên một trường THCS tại Hà Nội thừa nhận.

Cần loại bỏ những cuộc thi mang tính hình thức

Trước thực trạng, bệnh thành tích đang có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn, nhiều nhà giáo, chuyên gia giáo dục cho rằng nên loại bỏ những cuộc thi mang tính hình thức như thế này.

Đã đến lúc bỏ thi giáo viên dạy giỏi? ảnh 1

Quan điểm của nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng: “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần loại bỏ các cuộc thi “Giáo viên dạy giỏi”; “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “Tổng phụ trách giỏi”... vì các cuộc thi này đã không còn thực chất, gây áp lực cực kỳ lớn cho giáo viên. Đồng thời, loại bỏ luôn việc “dự giờ theo chuyên đề cấp quận/huyện”. Những buổi dự giờ này, giáo viên và học sinh không học tập được gì, thường tâng bốc hoặc soi mói lẫn nhau, rất phản tác dụng”.

Trong khi đó, dù không cho rằng cần bỏ thi nhưng thầy Nguyễn Văn Ngai khẳng định, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục địa phương cần nghiêm túc rà soát, xem xét hiệu quả của hội thi giáo viên giỏi các cấp thời gian qua để nhận rõ đã thu hoạch được gì, điểm gì làm tốt, điểm gì hạn chế và khắc phục ra sao. Từ đó hội thi đưa ra những tiêu chí chấm điểm theo hướng mở, không gò bó rập khuôn. Các thành tích như khen thưởng cá nhân, đánh giá chất lượng trường học... cũng phải dần thoát ra thành tích từ hội thi giáo viên giỏi, để hội thi thực sự trở thành nơi giao lưu, học hỏi hơn là chạy đua thành tích.

“Nếu xác định tiếp tục, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp phải chấn chỉnh để đi vào thực chất. Còn nếu như hiện nay thì hội thi này nên bỏ vì nó nặng tính hình thức, không mang lại ý nghĩa gì cho ngành giáo dục mà còn làm mất thời gian của cả thầy lẫn trò”, thầy Ngai thẳng thắn.

Sự tiến bộ của học trò là thước đo đánh giá giáo viên

Cũng theo thầy Ngai, một giáo viên giỏi không phải chỉ đánh giá qua tấm bằng khen của cuộc thi mà phải được đánh giá dựa trên khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh. Cụ thể, ngoài việc khiến các em học sinh “thông minh, sáng dạ” hiểu bài nhanh, ghi nhớ sâu thì giáo viên đó cũng phải làm cho các em học sinh yếu kém hiểu bài và nắm chắc kiến thức. Đó mới thật sự là một giáo viên giỏi.

Trước đó, trong một cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, cô Nguyễn Thị Nguyệt, giáo viên dạy tiếng Anh Trường dân tộc nội trú THCS Văn Yên (Yên Bái) đã đề nghị: “Nên đánh giá những đóng góp thực tế của giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy học sinh, lấy thước đo là sự tiến bộ của học sinh và có thể dự giờ bất chợt để đánh giá trình độ giáo viên thay vì tổ chức cuộc thi để trình diễn”.

Để đáp ứng những kiến nghị, đề xuất, góp ý nêu trên, mới đây, trong cuộc họp báothường kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện Bộ đang xây dựng dự thảo sửa đổi quy định về thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi... Sửa đổi cơ bản sẽ là chuyển từ thi sang xét, dựa vào các tiêu chí cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp đã ban hành.

Cụ thể, giáo viên chủ nhiệm giỏi gắn với các tiêu chí cốt lõi về giáo dục, giáo viên dạy giỏi gắn với tiêu chí về giảng dạy trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên. “Việc xét giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ được xem xét qua sự tiến bộ của học sinh, sự tín nhiệm của phụ huynh, học sinh và cộng đồng”, ông Minh khẳng định.

Cũng theo ông Minh, dù hướng là “chuyển từ thi sang xét” nhưng những hoạt động thi, giao lưu, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên sẽ duy trì nhằm chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ sáng tạo. “Việc xét giáo viên giỏi nhằm mục đích tôn vinh nhà giáo, lan tỏa sự đổi mới, sáng tạo của giáo viên chứ không gắn với thi đua của ngành để giảm áp lực cho giáo viên”, ông Minh nhấn mạnh.

Hiện dự thảo này đang hoàn thiện để lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Dự kiến năm học tới, dự thảo này sẽ được ban hành chính thức để triển khai trên thực tế, giúp lựa chọn những giáo viên xứng đáng nhất mà không khiến giáo viên áp lực bởi bệnh thành tích của cuộc thi. Giáo viên đăng ký tham gia xét công nhận giáo viên dạy giỏi sẽ là tự nguyện và không gắn kết quả giáo viên giỏi, chủ nhiệm giỏi với thành tích của tập thể.

Theo ông Hoàng Đức Minh, trước khi xây dựng dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự rà soát, kiểm tra thực tế, lấy ý kiến của các cơ sở, giáo viên nhiều vùng miền để đánh giá những mặt tích cực cũng như tiêu cực xung quanh việc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.