Đại án Vạn Thịnh Phát: Trúng giá đất công 1.000 tỷ, vay được hơn 100.000 tỷ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Bộ Công an, bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng Ngân hàng SCB như một công cụ để huy động tiền gửi tiết kiệm của người dân rồi sử dụng các doanh nghiệp “chân rết” lập hồ sơ vay vốn rút ruột Ngân hàng SCB, phục vụ cho lợi ích hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Sự giúp sức của các công ty thẩm định giá

Người phụ nữ này và thân tín sử dụng các tài sản là nhà, đất, dự án bất động sản chưa đủ điều kiện pháp lý, thông qua các công ty định giá nâng khống giá trị lên gấp nhiều lần để hợp thức hoá khoản vay, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304.000 tỷ đồng. Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và phát sinh lãi hơn 129.000 tỷ đồng.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Trúng giá đất công 1.000 tỷ, vay được hơn 100.000 tỷ ảnh 1

Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 công ty con, công ty thành viên.

Trong 20 năm hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Các doanh nghệp này được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, như:

Nhóm định chế tài chính tại Việt Nam trong đó Ngân hàng SCB làm nòng cốt; nhóm các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn..., điển hình là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông;

Nhóm các công ty "ma" tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, hợp thức hoá giấy tờ vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công... Nhóm cuối cùng là mạng lưới các công ty tại nước ngoài, tạo vỏ bọc với danh nghĩa "Nhà đầu tư nước ngoài" rót vốn vào Việt Nam.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Trúng giá đất công 1.000 tỷ, vay được hơn 100.000 tỷ ảnh 2

Dự án Mũi Đèn Đỏ của Vạn Thịnh Phát chưa có pháp lý.

Ngoài những cánh tay đắc lực kể trên, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát còn nhận được sự hỗ trợ của các công ty định giá tài sản thông qua việc phát hành chứng thư định giá khống tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho đế chế này hợp thức thủ tục vay vốn, rút hơn một triệu tỷ đồng từ Ngân hàng SCB.

Cụ thể, Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty TNHH Thẩm định giá MHD, Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú, Công ty Cổ phần Tư vấn dịch vụ Bất động sản DATC, Công ty Cổ phần Thẩm định giá E XIM dù không tiến hành đánh giá đúng quy trình, nhưng đã cấp chứng thư định giá khống các tài sản là nhà, đất, dự án bất động sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB.

Tài sản 1.000 tỷ, được vay hơn 100.000 tỷ

Các dự án được “đế chế” Vạn Thịnh Phát mang ra định giá, làm tài sản đảm bảo vay vốn có thể kể đến: Dự án chưa có pháp lý Công viên Mũi Đèn Đỏ (Q.7), Bất động sản tại số 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3), Quyền sử dụng đất Dự án Khu dân cư xã Long Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) và Quyền sử dụng đất tại số 100 đường Hùng Vương (P.9, Q.5).

Đáng chú ý là khu “đất vàng” tại số 100 đường Hùng Vương rộng hơn 7.400 m2, nằm ngay trung tâm Q.5. Theo hồ sơ, khu đất này trước đây do Nhà nước quản lý. Năm 2008, TP.HCM đưa ra đấu giá với mức khởi điểm hơn 704 tỷ đồng nhưng bị Bộ Tư pháp đề nghị tạm ngưng do việc tổ chức chọn người bán đấu giá, chuyển giao tài sản do Phòng tài chính - kế hoạch Q.5 thực hiện chưa chặt chẽ, chưa đúng quy định của pháp luật.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Trúng giá đất công 1.000 tỷ, vay được hơn 100.000 tỷ ảnh 3

Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông (thuộc Vạn Thịnh Phát) trúng đấu giá khu đất 100 Hùng Vương với giá trị là 1.020 tỷ đồng

Từ năm 2009-2010, TP.HCM nhiều lần đưa khu đất này ra đấu giá nhưng chưa lần nào thành công do quá ít hoặc không có đơn vị nào tham gia. Đến đầu năm 2011, buổi đấu giá được tổ chức lại với giá khởi điểm hạ xuống còn 652 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông (thuộc Vạn Thịnh Phát) trúng đấu giá với giá trị là 1.020 tỷ đồng, gần gấp đôi giá khởi điểm. Tài sản số 100 đường Hùng Vương có thời hạn sử dụng đất 50 năm, mục đích sử dụng đất là khu thương mại - dịch vụ, cao ốc văn phòng.

Và, khu đất ở địa chỉ số 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) cũng là đất công. Năm 2015, UBND TP.HCM có công văn liên quan hoán đổi mặt bằng nhà, đất giữa UBND Q.3 với Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận – một trong bốn doanh nghiệp mắc xích quan trọng liên quan Vạn Thịnh Phát có hành vi phát hành trái phiếu gian dối với tổng giá trị gần 31.000 tỷ đồng. Khu “đất vàng” rộng 362m2 được giới thiệu sẽ xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp do Công ty Quang Thuận làm chủ đầu tư.

Ghi nhận của Phóng viên, Khu đất vàng ở địa chỉ số 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) và Khu “đất vàng” tại số 100 đường Hùng Vương (Q.5) hiện nay là các bãi giữ xe, hoàn toàn không được xây dựng như quy hoạch.

Đại án Vạn Thịnh Phát: Trúng giá đất công 1.000 tỷ, vay được hơn 100.000 tỷ ảnh 4
Khu đất vàng ở địa chỉ số 274 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) là bãi xe.

Sau khi sở hữu các tài sản có giá trị này, thân tín của bà Trương Mỹ Lân liên hệ với các công ty thẩm định giá kể trên để trao đổi, bàn bạc, thống nhất định giá và cấp chứng thư để Ngân hàng SCB sử dụng làm tài sản thế chấp đảm bảo, giải ngân cho khoản vay của hàng chục khách hàng.

Trong đó, Công ty Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới ký 2 chứng thư hợp thức việc định giá tài sản đảm bảo cho 3 khoản vay khống. Công ty Thẩm định giá MHD phát hành 2 chứng thư nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày, giải ngân tổng số tiền 14.570 tỷ đồng, tổng nghĩa vụ trả nợ đến tháng 10/2022 là 15.523 tỷ đồng bao gồm gốc và lãi.

Công ty Thẩm định giá Thiên Phú cấp các chứng thư sai quy hoạch, không đảm bảo pháp lý, không tiến hành khảo sát... và ghi lùi ngày. Số tiền giải ngân cho 65 khách hàng là 105.600 tỷ đồng, tổng dư nợ đến tháng 10/2022 là hơn 127.000 tỷ đồng, bao gồm gốc và lãi.

Công ty Tư vấn Dịch vụ Bất động sản DATC ban hành chứng thư khống và ghi lùi ngày để giúp SCB hoàn thiện hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho 4 khách hàng vay. Dư nợ đến tháng 10/2022 là hơn 4.600 tỷ đồng, bao gồm gốc và lãi.

Công ty Thẩm định giá E Xim phát hành 17 chứng thư nâng khống giá trị và lùi 4 tháng so với ngày thực tế, giải ngân cho 11 khách hàng vay, còn tổng dư nợ đến tháng 10/2022 là 1.550 tỷ đồng, bao gồm gốc và lãi.

Kết luận điều tra của Bộ Công an nêu, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các công ty liên quan và công ty thẩm định giá không tuân thủ, không thực hiện đúng các quy định trong việc ký hợp thức các thủ tục tạo lập hồ sơ vay vốn khống, dẫn đến các khoản vay bị bà Trương Mỹ Lan rút ruột, sử dụng trái phép, không có khả năng thu hồi nợ.

Công ty liên quan Vạn Thịnh Phát bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm


Cuối năm 2021, TP.HCM đưa ra đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức). 4 doanh nghiệp trúng đấu giá là: Công ty TNHH Đầu tư Bất Động Sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh và Công ty Cổ phần Sheen Mega và Công ty Cổ phần Dream Republic. Tổng số tiền trúng đấu giá hơn 37.000 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với giá khởi điểm là 5.300 tỷ đồng.


Trong đó, Công ty Cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô đất ký hiệu 3-8 với số tiền 4.000 tỷ đồng, còn Công ty Cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất có ký hiệu 3-5 với số tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất là 3.820 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp này có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bỏ cọc sau khi trúng đấu giá.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.