Đại sứ Việt Nam lần đầu tranh cử tổng giám đốc UNESCO

(Ngày Nay) - Ông Phạm Sanh Châu, ứng viên Việt Nam đầu tiên tham gia chạy đua vào chức tổng giám đốc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc, hôm qua đã vượt qua vòng hỏi đáp.
Ông Phạm Sanh Châu trong phần trình bày hôm qua. Ảnh: Facebook
Ông Phạm Sanh Châu trong phần trình bày hôm qua. Ảnh: Facebook

Đại diện Việt Nam ngày 27/4 đã trình bày chương trình hành động và trả lời các câu hỏi trước Hội đồng chấp hành của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và đại sứ các nước thành viên, TTXVN đưa tin.

Sau đó Đại sứ Phạm Sanh Châu đã được thông báo ông lọt vào vòng ba của cuộc tranh cử chức tổng giám đốc, ông chia sẻ trên trang cá nhân Facebook.

"Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước trải qua hàng thập kỷ chiến tranh nhưng đã vượt lên với lòng vị tha và khoan dung. Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước luôn muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới", ông Châu nhắc lại lời chào của mình gửi tới đại diện các nước trong phiên hỏi đáp.

Đại sứ cũng nhận được rất nhiều lời chúc mừng và lời khen "đỉnh của đỉnh" từ nhiều đồng nghiệp và bạn bè, sau phần trình bày của ông.

Là người Việt Nam đầu tiên được giới thiệu ứng cử vào vị trí này, ông Châu và 8 ứng viên khác đã trình bày kế hoạch trong khuôn khổ kỳ họp Hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 201 diễn ra từ 19/4 đến 4/5 tại Paris, Pháp. Hoạt động tranh cử diễn ra khi bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, sẽ mãn nhiệm vào tháng 11 năm nay.

Đại sứ Châu đã đưa ra ba thông điệp lớn về tầm nhìn UNESCO, các đề xuất đổi mới để các hoạt động của tổ chức này ngày càng hiệu quả. Ông đã trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng chấp hành nhằm làm rõ quan điểm về cách giải quyết các thách thức đang đặt ra cho UNESCO. Trong đó tổ chức đang phải đối mặt với vấn đề ngân sách ngày càng eo hẹp trong khi nhu cầu ngày càng lớn, các giải pháp tăng cường sự hợp tác và đối thoại giữa các bên trong khuôn khổ hoạt động của UNESCO.

Năm nay UNESCO đưa ra một quy trình hoàn toàn mới trong việc chọn tổng giám đốc, giống với quy trình chọn tổng thư ký của LHQ. Thay vì tiến hành những cuộc phỏng vấn trong phạm vi hẹp, lần đầu tiên UNESCO cho phép đại diện các phái đoàn ngoại giao được vào phòng họp để tham dự, truyền hình trực tiếp hình ảnh ứng cử viên, thời gian phiên hỏi đáp tăng từ 60 phút lên 90 phút.

Cuộc bỏ phiếu kín bầu tân tổng Giám đốc UNESCO sẽ được tiến hành đợt 1 vào tháng 10 năm nay tại Hội đồng Chấp hành, đợt 2 vào tháng 11/2017, tại Đại hội đồng UNESCO. Tổng giám đốc UNESCO có nhiệm kỳ 4 năm. 

Ông Phạm Sanh Châu, 55 tuổi, hiện là Đặc phái viên của Thủ tướng Việt Nam về các vấn đề UNESCO.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn hoá đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao, kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam. 

Ông từng là đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2011 đến 2014. 

Hồi 1999, khi là Đại sứ tại UNESCO, ông Châu đã tham gia chiến dịch vận động để tổ chức này công nhận Hà Nội là "Thành phố hòa bình". Ông cũng góp phần trong nỗ lực để UNESCO công nhận Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thiên nhiên thế giới.

Đại sứ Châu thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp, từng là phiên dịch cho các lãnh đạo cấp cao Việt Nam thời kỳ 1986 - 1996.

8 các ứng viên còn lại đến từ Trung Quốc, Pháp, Ai Cập, Qatar, Iraq, Lebanon, Guatemala và Azerbaijan. 

Theo Vnexpress
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.