Đảm bảo chất lượng sách giáo khoa ngày càng cao hơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, trong đó có chương trình giáo dục theo bộ sách giáo khoa mới.
Đảm bảo chất lượng sách giáo khoa ngày càng cao hơn

Kịp thời điều chỉnh, sửa chữa nội dung không phù hợp

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) về việc trong các bộ sách giáo khoa khoa học tự nhiên, Tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có một số bài học thiếu tính khoa học, thiếu tính giáo dục; ý kiến của Bộ trưởng về giải pháp khắc phục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, khi có các ý kiến, Hội đồng chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi với các tác giả, kịp thời điều chỉnh, sửa chữa nội dung. Các nội dung được điều chỉnh trước khi sách in chuyển đến tay cho học sinh. Về lâu dài, Bộ đang tiến hành điều chỉnh quy trình, điều kiện để đảm bảo cho sách giáo khoa trong thời gian sắp tới chất lượng ngày càng cao hơn.

Cũng liên quan đến những hạn chế trong bộ sách giáo khoa mới, trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Thành phố Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng viết về "sỏi và sạn" trong sách giáo khoa, nhưng bên cạnh đó cũng cần phải nhấn mạnh rằng sách giáo khoa là sản phẩm trí tuệ của hàng trăm nhà giáo, các nhà khoa học nhưng điều này lại rất ít được nói đến, liệu có công bằng không?

Bộ trưởng thông tin, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá một năm triển khai sách giáo khoa mới.

Qua hội nghị, ý kiến của các cô trực tiếp dạy lớp 1 cũng phản ánh rằng với sách giáo khoa được thiết kế theo chương trình 2018, các cô rất hứng thú trong việc dạy và có tính mở.

Điều này cho thấy chủ trương của Chương trình giáo khoa 2018 theo hướng chuyển từ trang bị kiến thức chuyển sang phát triển năng lực của học sinh là một hướng đi đúng. Người dạy hào hứng hơn và qua đánh giá, học sinh lớp 1 chủ động hơn, khả năng đọc, viết năng động hơn. Đây là điều mới.

"Để đánh giá cả chương trình phổ thông chỉ qua một lớp 1 cũng chưa nói được thật nhiều nhưng nó là dấu hiệu để chúng ta quyết tâm tiếp tục con đường đổi mới mà chúng ta đã chọn. Cũng không chỉ vì một vài "viên sỏi", "viên sạn", mà chúng ta nghi ngờ cả một chủ trương rất lớn của Đảng, của Quốc hội và của ngành giáo dục", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Khẩn trương sửa đổi quy định về sách giáo khoa

Về ý kiến của đại biểu Trần Công Phàn (Bình Dương) liên quan đến vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng sách giáo khoa, Bộ trưởng cho biết, để có được một bộ sách giáo khoa thực sự chất lượng, cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người tham gia soạn sách là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tiếp sau các quy trình biên soạn, là tổ chức thẩm định; việc dạy thực nghiệm; lấy ý kiến của các đối tượng liên quan khác nhau.

Theo Bộ trưởng, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đang làm rất ráo riết thời gian vừa qua là sửa đổi Thông tư số 33/2017/TT-BGD&ĐT về tiêu chuẩn quy trình biên soạn chỉnh sửa sách giáo khoa.

Đây là thông tư quan trọng, quy định về biên soạn, thẩm định, xuất bản sách giáo khoa. Văn bản này đang gửi lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà chuyên môn, trong đó chủ trương là không đợi các tác giả, các nhóm, các nhà xuất bản mang bản mẫu đến, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới tổ chức thẩm định, mà Bộ chủ trương giám sát, đồng hành cùng các nhóm tác giả ngay từ đầu.

Mặc dù xã hội hóa nhưng cần có sự giám sát toàn bộ quá trình và sự đồng hành của lực lượng quản lý chứ không chỉ phó thác cho các nhà xuất bản và các nhóm tác giả.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nâng cao các yêu cầu, các tiêu chuẩn của các thầy, cô, các nhà khoa học tham gia soạn sách và các tổ chức, cá nhân cần phải đăng ký trước cũng giống như đăng ký kinh doanh, để Bộ còn biết trước được kế hoạch.

Tiêu chuẩn của các thành viên trong các Hội đồng cũng sẽ được điều chỉnh và những người tham gia biên soạn sẽ không tham gia Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định sẽ có thêm một số yêu cầu, có thể sẽ tăng thêm áp lực cho thành viên tham gia Hội đồng thẩm định, như toàn bộ thành viên Hội đồng sẽ được ghi tên vào sách giáo khoa được phát hành và phải chịu trách nhiệm.

Như vậy, theo Bộ trưởng, để nâng cao chất lượng sách giáo khoa, cần thực hiện đồng bộ rất nhiều yếu tố, biện pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.