Đằng sau quyết dịnh đặc xá 'thái tử' Samsung

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc đời của tỷ phú Lee Jae-yong là hình ảnh thu nhỏ của những đặc quyền, quyền lực và nguy cơ của giới siêu giàu Hàn Quốc, quốc gia đôi khi được mệnh danh là "Cộng hòa Samsung".
Đằng sau quyết dịnh đặc xá 'thái tử' Samsung

Được biết đến với danh hiệu là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip lớn nhất thế giới thông qua công ty hàng đầu Samsung Electronics, thế nhưng tại quê nhà, tập đoàn Samsung đã bám rễ trong mọi khía cạnh của cuộc sống, thậm chí cả cái chết, từ xây dựng nhà ở, nhà tang lễ, đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và công viên giải trí.

Cho đến nay, Samsung là tập đoàn lớn nhất trong số các "chaebol" Hàn Quốc, vốn đã tồn tại qua nhiều đời Tổng thống và đóng góp không nhỏ để đưa đất nước vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới.

Nhưng các chaebol cũng bị dư luận chỉ trích vì kìm hãm sự đổi mới và cạnh tranh, trong khi các tranh đấu trong nội bộ gia đình và các cáo buộc hình sự - thường liên quan đến trốn thuế hoặc hối lộ - luôn là chủ đề nóng bỏng để báo chí khai thác.

Ông Lee Jae-yong, 53 tuổi, hiện đang thụ án 2,5 năm tù vì tội tham ô, hối lộ cùng một số tội danh khác do liên quan tới vụ bê bối của cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Đầu tuần này, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thông báo rằng ông Lee đã được đặc xá và sẽ được trả tự do vào cuối tuần này, với lý do lo ngại về tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế đất nước.

Nhưng ông Lee sẽ vẫn có thể bị truy cứu về tội danh thao túng cổ phiếu trong thương vụ sáp nhập 2 công ty con trong tập đoàn, qua đó giúp ông nắm quyền kiểm soát Samsung.

"Lee Jae-yong, hơn ai hết, là biểu tượng cho sự bất bình đẳng của xã hội Hàn Quốc", giáo sư Song Won-keun của Đại học Quốc gia Gyeongsang khẳng định. "Chúng ta đang chứng kiến ​​một người có năng lực chưa được chứng minh nắm quyền kiểm soát công ty lớn nhất đất nước, sử dụng các thủ đoạn tội phạm, chỉ vì cha anh ta là chủ tịch của công ty."

"Thái tử" Samsung

Ông Lee Jae-yong sinh năm 1968, là con trai cả của Lee Kun-hee - cố chủ tịch Samsung Electronics, người đã qua đời vào tháng 10 năm 2020 sau khi nằm viện nhiều năm.

Tập đoàn này từ lâu đã bị cáo buộc có những mối quan hệ mờ ám với giới chính trị gia. Cuộc hôn nhân sắp đặt của ông Lee Kun-hee với bà Hong Ra-hee, con gái của cựu Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc, được cho là đã củng cố sự trỗi dậy của Samsung.

Con trai của họ, người thường được mệnh danh là "thái tử" Samsung, sau này đã theo học khoa lịch sử châu Á tại Đại học Quốc gia Seoul trước khi theo học kinh doanh tại Đại học Keio của Nhật Bản và sau đó là Harvard.

Ông Lee Kun-hee được nể trọng vì là người đã biến một doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng chất lượng thấp trở thành một trong những nhà sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới, cũng như là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Hàn Quốc.

Sau khi qua đời vào năm ngoái, ông đã để lại khối tài sản trị giá ước tính 22 nghìn tỷ won (tương đương 19,2 tỷ USD), nhưng người thừa kế của ông lại không có khả năng kinh doanh như cha mình.

Ông Lee Jae-yong hiện được Forbes xếp hạng thứ 188 trong số những người giàu nhất thế giới, với tổng tài sản trị giá 12,3 tỷ USD, nhưng cái gọi là liên doanh e-Samsung của ông vào đầu những năm 2000, bao gồm một nhóm các doanh nghiệp thương mại điện tử, đã phải đóng cửa sau khi thua lỗ 20 tỷ won.

Tuy nhiên, ông Lee vẫn được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Samsung Electronics vào năm 2012. Việc "thái tử" phải ngồi tù những năm sau này không ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của tập đoàn. Trong báo cáo mới nhất, Samsung đã công bố mức lợi nhuận tăng hơn 70% trong quý II, khi đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử trên toàn cầu.

"Cho đến nay, về cơ bản, ông Lee vẫn là người thừa kế", giáo sư Vladimir Tikhonov từ Đại học Oslo, cho biết. "Ông ấy thừa kế tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc mà không cần phải làm gì nhiều để cải thiện nó."

Kết thúc một triều đại

Năm 1998, ông Lee Jae-yong kết hôn với bà Lim Se-ryung, cháu gái của người sáng lập tập đoàn thực phẩm Daesang. Hai người có một con trai và một con gái, nhưng đã ly hôn vào năm 2009.

Các gia đình chaebol thường chỉ có cổ phần sở hữu nhỏ trong đế chế của họ, nhưng duy trì quyền kiểm soát thông qua mạng lưới sở hữu chéo phức tạp giữa các công ty con.

Vào năm ngoái, ông Lee đã tuyên bố sẽ không truyền lại vị trí lãnh đạo tập đoàn của mình cho các con.

Việc ông Lee được trả tự do trong tuần này diễn ra theo thông lệ lâu đời của đất nước trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng 15/8. Trong quá khứ, cố chủ tịch Lee Kun-hee cũng từng hai lần bị kết án và ân xá trong dịp này.

Các nhà phân tích và lãnh đạo công ty cho biết sự vắng mặt liên tục của ông Lee Jae-yong có thể cản trở việc đưa ra quyết định của Samsung Electronics đối với các khoản đầu tư quy mô lớn - những động thái đã trở thành chìa khóa cho sự trỗi dậy toàn cầu của Samsung.

Nhưng giáo sư Tikhonov lại có một quan điểm khác, ông cho rằng việc ân xá "thái tử" Samsung đã minh họa sức mạnh và đặc quyền của các lãnh đạo chaebol.

"Tiền vẫn là yếu tố giúp rút ngắn thời hạn tù, đó là nếu họ có tiền", ông Tikhonov chỉ ra.

Theo AFP
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).