Đạo chích ăn trộm chiếc limousine quý hiếm của lãnh tụ Liên Xô

(Ngày Nay) - 6 người đàn ông không rõ danh tính đã đánh cắp chiếc xe limousine bọc thép ZiS-115 được cho là của nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin trong thời kỳ hậu chiến tranh.
Đạo chích ăn trộm chiếc limousine quý hiếm của lãnh tụ Liên Xô

Theo đó, những người nghi phạm đã đột nhập vào một nhà để xe ở phía bắc Moscow vào đêm 26/12, chất chiếc xe ZiS-115 llên một chiếc xe tải khác và rời đi.

Được biết, chiếc xe thuộc về người đứng đầu bộ phận bảo an của doanh nhân người Ukraine, ông Ruslan Tarpan, người đang bị quản thúc tại quê nhà Ukraine.

Chiếc xe được cho là không thể hoạt động được. Doanh nhân Tarpan được cho là người đã cất công tạo ra bộ sưu tập xe hơi hiếm cho một bảo tàng ô tô trong tương lai, mà ông dự định xây dựng tại thành phố Odessa của Ukraine.

ZiS-115 là một dòng xe cực kỳ hiếm, chỉ có 56 chiếc được sản xuất từ năm 1949 đến 1955. Ngoài Stalin, chiếc xe còn được sử dụng bởi các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Liên Xô và các nhà lãnh đạo ở Đông Âu và Châu Á.

Chiếc xe này là một bản nâng cấp bọc thép của ZiS-110, một chiếc limousine của Liên Xô được mô phỏng theo thiết kế năm 1942 của nhà sản xuất ô tô Mỹ Packard. Gần 2.090 chiếc ZiS-110 được sản xuất từ năm 1945 đến 1961 với nhiều sửa đổi và mức độ trang trí khác nhau.

Được trang bị áo giáp và trọng lượng 4.200 kg, ZiS-115 được thiết kế để bảo vệ chống đạn với cỡ nòng lên tới 7.62 mm từ khoảng cách 25 mét. Chiếc xe bốn cửa, sáu người được trang bị động cơ V8 sáu xi-lanh, dung tích 36 lít, công suất 140 mã lực và hộp số tay ba cấp.

ZiS (ZAV imeni Stalina, lit. Nhà máy được đặt theo tên của Stalin), sau đổi tên thành ZiL (ZAV imeni Likhacheva theo tên tổng giám đốc đầu tiên của nhà máy, Ivan Likhachev), là một trong những nhà sản xuất xe tải, xe hơi và máy móc hạng nặng đầu tiên của Nga , làm ra gần 8 triệu xe tải, 39.000 xe buýt và 12.000 xe limousine tại nhà máy ở Moscow.

Sau khi gặp khó khăn trong việc thích nghi với thị trường vào những năm 90, gã "khổng lồ" ô tô đã tuyên bố phá sản vào năm 2017, với các khu đất rộng lớn ở Moscow của nhà máy được chuyển đổi thành bất động sản, trung tâm thương mại và một sân thi đấu.

Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.