David Harris - lãnh đạo phong trào chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ qua đời ở tuổi 76

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - David Harris là một nhà hoạt động và nhà báo vào cuối những năm 1960, người đã trở thành một nhân vật quốc gia vì những hoạt động, nỗ lực khuyến khích thanh niên Hoa Kỳ chống lại việc nhập ngũ để phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam — đã vào tù sau khi bản thân từ chối nhập ngũ. Ông qua đời ngày 6/2/2023 tại nhà riêng ở Mill Valley, California ở tuổi 76 do căn bệnh ung thư phổi - theo lời của vợ ông, bà Cheri Forrester.
David Harris là một nhà hoạt động phản chiến nổi tiếng toàn quốc từng vào tù vì từ chối phục vụ, sau này ông trở thành cây viết cho tạp chí Rolling Stone và The New York Times. Ảnh: David Harris phát biểu tại Đại học California, San Diego, năm 1971.
David Harris là một nhà hoạt động phản chiến nổi tiếng toàn quốc từng vào tù vì từ chối phục vụ, sau này ông trở thành cây viết cho tạp chí Rolling Stone và The New York Times. Ảnh: David Harris phát biểu tại Đại học California, San Diego, năm 1971.

David Victor Harris sinh ngày 28/2/1946 tại Fresno, California, là con trai của Clifton Harris Jr., một luật sư Đảng Cộng hòa cứng rắn và Elaine (Jensen) Harris, một người nội trợ. Ông lớn lên trong sự sung túc do sự bùng nổ thời hậu chiến của California tạo ra. Là một học sinh hàng đầu tại trường trung học Fresno, ông mơ ước được đến West Point và trở thành đặc vụ F.B.I., nhưng tất cả đã kết thúc tại Stanford.

"Sự thức tỉnh" đến với David Harris vào năm thứ nhất Đại học Standford (1964), một vài tuần làm việc ở Mississippi vào cuối Mùa hè Tự do năm 1964 đã thuyết phục ông rằng thế hệ của ông có nghĩa vụ đạo đức chống lại sự bất công, bao gồm cả những gì ông coi là thảm họa đang diễn ra ở Việt Nam bấy giờ.

Ông dành nhiều đêm dài trong phòng với những người bạn cùng ký túc xá, nghe nhạc (bao gồm cả đĩa hát của Joan Baez, rất lâu trước khi hai người chính thức gặp mặt) và tranh luận về đạo đức của việc Hoa Kỳ tham gia quân sự ở Đông Nam Á.

Ông tham gia cuộc biểu tình đầu tiên vào tháng 3/1965. Trong vài năm tiếp theo, ông đã sử dụng vị thế cơ sở của mình để vươn lên nổi tiếng trên toàn quốc, kêu gọi các sinh viên và những người trẻ tuổi khác đứng lên đấu tranh. Ông tập trung hoạt động của mình vào việc phản kháng quân dịch, bởi vì, đó là cách để ông tạo ra sự khác biệt cụ thể, mang tính cá nhân. Ông chủ trương phản kháng chứ không trốn tránh, kêu gọi các sinh viên trả lại thẻ quân dịch cho chính phủ để phản đối. Khi bản thân ông bị yêu nhập ngũ vào năm 1968, ông đã từ chối và gần như ngay lập tức bị chính quyền liên bang truy tố.

David Harris - lãnh đạo phong trào chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ qua đời ở tuổi 76 ảnh 1

Harris và Joan Baez tại một cuộc họp báo ở New York sau đám cưới của họ năm 1968. Họ gặp nhau thông qua phong trào phản chiến và trải qua 16 tháng lưu diễn khắp đất nước.

Vài tháng sau khi bị cáo trạng, ông kết hôn với ca sĩ Joan Baez, người ông gặp trong phong trào phản chiến. Cả hai đã đi lưu diễn khắp đất nước trong 16 tháng, hát và phát biểu để phản đối chiến tranh.

Bà Baez nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi không nghi ngờ gì về việc ông ấy có tài diễn thuyết tuyệt vời,“ mọi người sẽ tụ tập lại để nghe David Harris nói về cách họ sẽ thay đổi thế giới.

Ông Harris bị kết tội vào năm 1969 và bị kết án ba năm tù liên bang, trong đó ông thụ án 20 tháng. Ngay sau khi ông bị tuyên án, Baez đã viết “A Song for David”: “The stars in your sky/Are the stars in mine/And both prisoners/Of this life are we.” (Những vì sao trên bầu trời của anh / là những vì sao trên bầu trời của em / Và cả hai chúng ta / đều là tù nhân của cuộc đời này).

Ông được trả tự do vào năm 1970, nhưng cuộc sống ngoài tù khá khó khăn đối với Harris, cả về mặt đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Chiến tranh bắt đầu lắng xuống, phong trào phản chiến cũng vậy. Vợ chồng ông ly hôn vài tháng sau đó, mặc dù họ vẫn là bạn thân trong suốt quãng đời còn lại của Harris.

Một lần, ông viết một lá thư cho Jann Wenner, nhà xuất bản tạp chí Rolling Stone, đề nghị bán cho ông ta một loạt bài viết phản chiến. Wenner từ chối, nhưng ông thích những bài viết của Harris đủ để mang tới một cơ hội khác cho ông: viết về Ron Kovic, một lính thủy đánh bộ bị thương ở chiến trường Việt Nam khiến ông không thể sử dụng được hai chân, và sau này trở thành một nhà hoạt động phản chiến nổi bật.

Bài báo “Hỏi một người lính thủy đánh bộ” được đăng tải năm 1973. Ba năm sau, ông Kovic xuất bản cuốn tự truyện của mình, “Sinh ngày 4 tháng 7,” và vào năm 1989, Oliver Stone đã thực hiện một phiên bản điện ảnh của cuốn sách được giới phê bình đánh giá cao, với sự tham gia của Tom Cruise trong vai Kovic.

David Harris - lãnh đạo phong trào chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ qua đời ở tuổi 76 ảnh 2

Một cảnh trong phim "Born on the Forth of July" (Sinh ngày 4 tháng 7)

Bài báo cũng bắt đầu sự nghiệp thứ hai của Harris, với tư cách là một nhà báo và tác giả tạp chí. Ông dành năm năm tiếp theo để viết cho Rolling Stone và năm 1978 trở thành cây bút cộng tác cho Tạp chí New York Times. Một thập kỷ sau, ông rời tạp chí để dành toàn thời gian viết sách.

Các bài báo của ông thường khai thác di sản của Chiến tranh Việt Nam và sự hỗn loạn xã hội của những năm 1960, bao gồm một đoạn tìm kiếm về tung tích một trong những người cố vấn ở Stanford của ông, nhà hoạt động tự do và chính trị gia Allard K. Lowenstein, người đã bị sát hại vào năm 1980./.

David Harris - lãnh đạo phong trào chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ qua đời ở tuổi 76 ảnh 3

Ông Harris kết hôn với Lacey Fosburgh, một nhà văn và cựu phóng viên của tờ The New York Times, vào năm 1977. Bà mất năm 1993. Ông gặp bà Forrester vào năm 1993 và họ kết hôn vào năm 2011.

Theo New York Times
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.