Đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ/năm: Cần nghiên cứu thận trọng

Các chuyên gia cho rằng, việc cho học sinh nghỉ 4 kỳ/năm cần sự nghiên cứu kỹ dựa vào điều kiện tự nhiên, lịch làm việc của phụ huynh, tránh bộc phát.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chiều 14/2, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid -19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị Sở GD-ĐT đề xuất Bộ GD-ĐT về việc xây dựng kế hoạch 4 kỳ nghỉ/ năm cho học sinh như nhiều quốc gia khác.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nếu cho học sinh nghỉ 4 kỳ/năm thì tổng thời gian nghỉ hè vẫn là 3 tháng. Trong đó kỳ nghỉ hè nên kéo dài 35 ngày, nghỉ tết khoảng 1 tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại mỗi kỳ kéo dài 2 tuần. Theo ông Chung, việc này còn đảm bảo kích cầu tiêu dùng và phân luồng, phân bố lại tình hình giao thông của thành phố tốt hơn.

“Tới đây, chúng ta có thể có ý kiến đề xuất với Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH cũng như Bộ Nội vụ để tính toán lịch. Chúng ta nghiên cứu xem các nước làm thế nào, nếu có hiệu quả, ứng dụng được thì có thể áp dụng ngay từ năm tới”, ông Chung nói.

Đưa ra ý kiến về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng, do đó cần nghiên cứu một cách thận trọng, đầy đủ. GS Đào Trọng Thi cho biết, tại nhiều nước trên thế giới, học sinh cũng chỉ nghỉ 2 đợt vào mùa đông và mùa hè, độ dài ngắn từng đợt nghỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục từng nơi, đảm bảo sức khỏe và thuận lợi cho học sinh.

“Tại Việt Nam, dịp Tết, học sinh được nghỉ tương đối dài, có thể coi đây như một kỳ nghỉ đông. Trong khi đó, mùa hè thời tiết nóng bức, khắc nghiệt, thời điểm này cho học sinh nghỉ là hợp lý. Nếu như phải nghỉ nhiều đợt quá có thể sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học của học sinh. Bởi trước và sau mỗi kỳ nghỉ, tâm lý học sinh thường có sự phân tán, ảnh hưởng tới việc học tập. Khi bắt đầu lại, cũng cần mất thời gian để quen với nề nếp, nên chưa hẳn đã có lợi cho học tập. Cần nghiên cứu 1 cách toàn diện để biết nếu áp dụng có lợi cho việc học và sức khỏe của học sinh hay không, còn nếu nói theo cảm hứng, tự phát thì không nên”, GS Thi nói.

Đề xuất cho học sinh nghỉ 4 kỳ/năm: Cần nghiên cứu thận trọng ảnh 1

GS Đào Trọng Thi cho rằng việc quy định 4 kỳ nghỉ mỗi năm cho học 

Nói về ý kiến rằng cho học sinh nghỉ nhiều đợt có thể kích cầu tiêu dùng, đảm bảo phân luồng, bố trí lại tình hình giao thông, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội, GS Thi cho rằng, cần nghiên cứu dựa trên điều kiện thực tế về khí hậu, phong tục tập quán, cần sự phân tích, đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trên hết, lợi ích, sức khỏe và sự thuận tiện cho việc học của học sinh phải được đặt lên hàng đầu.

Hơn nữa, GS Đào Trọng Thi cũng cho rằng, khi nghiên cứu, cần phù hợp với điều kiện công việc của phụ huynh: “Nếu học sinh được nghỉ, nhưng người lớn lại không được nghỉ làm thì rất khó, vất vả cho bố mẹ. Vào dịp Tết, người lớn cũng được nghỉ, đến mùa hè, nếu nghỉ 3 tháng, bố mẹ có thể bố trí một phần thời gian của mình để đi du lịch hay trông con, hoặc cho các con tham gia các hoạt động hè. Nhưng nếu chỉ nghỉ 2 tuần lẻ tẻ, thì rất khó để sắp xếp thời gian. Vấn đề này cần được nghiên cứu, đặt ra một cách nghiêm túc, còn nếu nói nhất thời, ngẫu hứng thì khó phù hợp”./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.